Mâu thuẫn giữa Trung-Nhật luôn tồn tại một nhân tố bên ngoài tác động, chính là nhân tố Mỹ. Cạnh tranh Mỹ-Trung trong khu vực và trên thế giới sau Chiến tranh lạnh luôn là một vấn đề phức tạp của quan hệ quốc tế, trong khi đó, liên minh Mỹ-Nhật lại là một trong những liên minh chặt chẽ nhất trong khu vực, với Hiệp ước Liên minh Mỹ-Nhật cho phép Mỹ có thể hành động hỗ trợ Nhật khi nước này bị tấn công bởi một bên thứ ba. Chính sách đối ngoại của Mỹ luôn là vừa hợp tác, vừa kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc và Nhật Bản cũng áp dụng một chính sách tương tự đồng minh của mình với một số vấn đề, đơn cử như vấn đề Đài Loan (cho đến khi Nhật bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1972).
Liên minh Mỹ-Nhật hay cụ thể là cơ chế hợp tác Mỹ-Nhật, và vấn đề đằng sau Mỹ là một tổ chức NATO, chính là nhân tố chính chi phối quan hệ Trung-Nhật. Nhất là điều quy định trong Phương châm chỉ đạo phòng vệ Mỹ- Nhật sửa đổi tháng 9/1979: nếu Nhật Bản bị đe dọa tấn công vũ lực hoặc khu vực xung quanh Nhật Bản có phát sinh tình hình bất ổn, Mỹ và Nhật Bản sẽ triển khai các biện pháp có hiệu quả và đáng tin cậy để cùng đối phó. Yếu tố này khiến Trung Quốc, cường quốc thứ hai thế giới sau Mỹ, khó lòng thực hiện “thoải mái” chính sách của mình với vị thế nước lớn và ảnh hưởng đến tầm ảnh hưởng và vị thế của nước này trong Đông Bắc Á, khi Washington có thể vận dụng liên minh với Nhật để tiếp tục duy trì sự có mặt của mình trong khu vực, với các căn cứ quân sự tên các đảo của Nhật Bản.
86Thu Thảo, Mỹ, EU, Nhật Bản từ chối xem Trung Quốc là nền kinh tế thị trường,https://thanhnien.vn/kinh- doanh/my-eu-nhat-ban-tu-choi-xem-trung-quoc-la-nen-kinh-te-thi-truong-905963.html, truy cập ngày 5/12/2017.
44