III. Những vấn đề tồn tại trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tạ
1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về sức mạnh nhãn hiệu hàng hoá và
hoá và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá:
Hội nhập kinh tế quốc tế, làm ăn với nước ngoài , các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng học hỏi được nhiều điều. Trong khi đó, vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ đặc biệt là sở hữu trí tuệ đem lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và thiết thực. Cà phê Trung Nguyên là một bài học điển hình để các doanh nghiệp rút kinh nghiệm và thấy được vai trò quan trọng của nhãn hiệu. Do không quan tâm đầy đủ tới việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá mà Trung Nguyên đã phải tốn những chi phí không hề nhỏ chút nào và kể cả những tổn hại đáng kể tới việc mở rộng kinh doanh tại thị trường Mỹ.
Trong thời gian qua, các cơ quan chuyên trách cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền cho doanh nghiệp về sức mạnh của nhãn hiệu hàng hoá nhưng thực tiễn cho thấy hiệu quả đạt được chưa tương xứng với quy mô và mục tiêu đã đã đề ra. Phải nhận thức được rằng công tác tuyên truyền đó sẽ phát huy hiệu quả khi chính bản thân mỗi doanh nghiệp tự nỗ lực trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về giá trị của nhãn hiệu hàng hoá và việc bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá.
Thứ nhất, bản thân doanh nghiệp phải tìm hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng nhãn hiệu hàng hoá đối với việc thu hút khách hàng cũng như đối với việc phát triển kinh doanh của công ty. Có hiểu được ý nghĩa và sức
mạnh của nhãn hiệu trong cạnh tranh thì doanh nghiệp mới dám đầu tư xây dựng chiến lược nhãn hiệu lâu dài và nhất quán.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã có bước tiến đáng kể về cả chất và lượng. Hàng hoá Việt Nam dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Những nhãn hiệu như nước mắm Phú Quốc, giầy Thăng Long, Thượng Đình, bánh Kinh Đô, Đồng Khánh, gạch Đồng Tâm, nước khoáng Lavie, thép Thái Nguyên.. đã dần trở thành sự lựa chọn của người tiêu dùng trong nước. Không ít nhãn hiệu của Việt Nam có uy tín trên thị trường nước ngoài như Catfish Việt Nam, mỹ phẩm Sài Gòn, Vifon, Vinamilk, cà phê Trung Nguyên…Việc các doanh nghiệp nước ngoài ăn cắp các đối tượng sở hữu công nghiệp của Việt Nam cũng là một minh chứng cho việc sản phẩm, hàng hoá Việt Nam đã thực sự có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Đó là những nền tảng thuận lợi để xây dựng và khuếch trương uy tín của những nhãn hiệu “ Made in Vietnam” với điều kiện tiên quyết là chủ nhân của những nhãn hàng đó phải nhận thức được giá trị ẩn chứa trong đó.
Thứ hai, khi đã hiểu được vai trò quan trọng của nhãn hiệu hàng hoá trong cạnh tranh thì doanh nghiệp phải tích cực học hỏi những kiến thức về xây dựng, tôn tạo nhãn hiệu cũng như cách thức quản lý nhãn hiệu sản phẩm. Doanh nghiệp có thể tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng xây dựng, tôn tạo và quảng bá nhãn hiệu, chịu khó quan sát học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, rút ra những bài học từ thành công hay thất bại của họ. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia các buổi hội thảo chuyên đề về nhãn hiệu hàng hoá, tập huấn , tuyên truyền về sở hữu công nghiệp đã và đang được các cơ quan chức năng tổ chức, các buổi trao đỏi ý kiến kinh nghiệm. Đó đều là những dịp hết sức bổ ích giúp doanh nghiệp tự nâng cao kiến thức của mình. Một số doanh nghiệp còn chủ động tìm hiểu đến các công ty tư vấn luật hay tham khảo ý kiến các chuyên gia thông qua báo chí để có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này. Đây thiết nghĩ cũng là dấu hiệu đáng mừng từ
phía các doanh nghiệp của ta, cải thiện đáng kể tâm lý ngại thủ tục hay tốn kém chi phí. Trong kinh doanh nói riêng hay các hoạt động của đời sống xã hội nói chung việc nắm rõ luật chơi bao giờ cũng sẽ là một ưu thế, giúp cho doanh nghiệp luôn chủ động và tự tin trong mọi quyết định.
Thứ ba, trên cơ sở của sự nhận thức và tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan đến đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp của chúng ta cần xây dựng một nhãn hiệu sản phẩm nổi bật, điều này đòi hỏi một chiến lược nhất quán và dài hạn chứ không thể một sớm một chiều, tâm lý nóng vội, ăn xổi vì thế càng không thể có chỗ đứng ở đây.
Đầu tư cho nhãn hiệu sản phẩm là phải đầu tư đồng bộ về vốn, đội ngũ nhân lực, trình độ chuyên nghiệp, quản lý tổ chức…Tuy nhiên khi bắt tay vào xây dựng nhãn hiệu cho một hay một nhóm sản phẩm, doanh nghiệp cần tính toán tỷ lệ đầu tư cho nhãn hiệu trên tổng doanh thu là bao nhiêu và chiến lược ấy sẽ kéo dài trong bao lâu. Có thể dự tính trước điều này thì doanh nghiệp mới có thể hoạch định chiến lược cụ thể và thực hiện thành công.
Việc trang bị những kiến thức cơ bản về nhãn hiệu phải được quán triệt từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đến từng nhân viên trong doanh nghiệp thông qua các cuộc họp, hội thảo, các buổi trao đổi ngay tại doanh nghiệp hoặc các phương tiện thông tin của doanh nghiệp như tạp chí của doanh nghiêp, trang web của doanh nghiệp… sao cho nhãn hiệu hàng hoá – hình ảnh của doanh nghiệp luôn luôn được gìn giữ, bồi đắp và hoàn thiện ở tất cả các khâu trong quá trình hoạt động của công ty: marketing, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất, lưu thông, phân phối…Ngoài ra cũng cần bổ sung chức năng quản lý nhãn hiệu hàng hoá trong doanh nghiệp, có thể bằng việc thành lập bộ phận quản trị nhãn hiệu hàng hoá. Bộ phận này sẽ quyết định chiến lược phát triển, quảng bá, và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá.
Gần đây, một số doanh nghiệp đã rất tích cực trong việc xây dựng và khuếch trương thương hiệu. Công ty ICC đã bỏ ra gần 3 tỷ đồng cho thương hiệu Veo và Bay. Công ty cổ phần Mekong xanh rất chăm chút xây dựng
hình ảnh thuơng hiệu của mình, dù lắp ráp hàng lớn và nhỏ đều có thùng đựng các – tông sẵn của hãng, họ đều bỏ các thùng ấy và cho làm lại tất cả các thùng đựng dưới nhãn hiệu riêng của Mekong.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng không ngần ngại tốn kém để đăng ký nhãn hiệu kể cả ở các thị trường doanh nghiệp chưa bán sản phẩm của mình. Trung Nguyên đăng ký ở Trung Quốc, Singapore, Pháp, Canada, mỗi nước tốn từ 4000 – 5000 USD. Vifon Việt Nam đăng ký trên 20 nước. Nệm mút Kymdan thì đăng ký bảo hộ trên 30 nước trong khi thị trường xuất khẩu của Kymdan mới dừng ở con số 10. Bưởi Năm Roi đã trở thành loại trái cây đầu tiên của Việt Nam được đăng ký nhãn hiệu và có mặt trên trang web :
http://5roi.com.vn. Công ty may Phương Đông ( Fugamex) cũng đã quyết tâm thực hiện quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá để khẳng định nhãn hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
Hơn thế nữa việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu sản phẩm phải được coi như nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp chứ không phải của riêng cộng đồng doanh nghiệp. Phải coi kinh phí bỏ ra để có được bản quyền và nhãn hiệu sản phẩm là vốn đầu tư cơ bản phải được thu hồi thông qua khấu hao. Phải coi bản quyền và nhãn hiệu sản phẩm không chỉ là tài sản, uy tín, niềm tin, niềm tự hào riêng của từng doanh nghiệp mà còn là tài sản quý báu tồn tại dưới dạng vật thể và phi vật thể của cả quốc gia. Phải xem bản quyền và nhãn hiệu sản phẩm là hành trang quan trọng trong cuộc cạnh tranh ngày càng găy gắt.
2. Tìm hiểu kĩ càng luật pháp Mỹ và đăng ký bảo hộ tại Mỹ.
Luật pháp của Hoa Kỳ là không thể không biết khi tham gia vào sân chơi này. Hàng vào Hoa Kỳ không đơn giản, chỉ cần có sức cạnh tranh cao là đủ mà còn phải am hiểu luật pháp Hoa Kỳ. Đơn giản như một quả cam khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng chịu điều chỉnh của vài ba bộ luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Và riêng lĩnh vực này có tới hàng trăm bộ luật cùng các quy định của liên bang và từng bang riêng lẻ. Chả thế mà, mặc dù thủy sản là
mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam vào Hoa Kỳ (sau dệt-may) nhưng hiện vẫn do phần lớn các công ty nước ngoài làm trung gian, các doanh nghiệp của ta chỉ việc đưa hàng cho họ, còn việc đăng ký, kiểm tra thế nào, do các công ty này đảm trách.Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam tuy là “chủ hàng”, nhưng phần lớn lãi chả được bao nhiêu. Nhìn chung, đây vẫn là điểm rất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt, khi ngày càng có nhiều nông sản, thực phẩm xuất khẩu vào thị trường này như gạo, bia, rau quả… thì việc am tường các luật lệ về an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ càng trở nên bức thiết.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi có hàng thực phẩm vào Hoa Kỳ thì những vấn đề thiết thân như, quy chế hiện hành về vệ sinh an toàn thực phẩm, các tổ chức nào giám định và cấp chứng chỉ cùng các thủ tục liên quan, các thủ tục về vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu nhập khẩu…Đặc biệt, đạo luật mới về vệ sinh an toàn thực phẩm mà Tổng thống Mỹ vừa ký và có hiệu lực từ 13/12/2003 nhằm mục đích đảm bảo an toàn thực phẩm cho Hoa Kỳ và đề phòng khủng bố sinh học. Đây là điều luật rất khắt khe, chi tiết đến từng mặt hàng, từng thời gian (tính bằng giờ), từng địa điểm nhập khẩu…Điều nguy hại với các doanh nghiệp Việt Nam là nếu không nắm được đạo luật này, hàng hóa xuất khẩu có thể bị trả lại bất cứ lúc nào. Tai hại hơn một lô hàng qua Mỹ không trót lọt là cú hích cuối đưa doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản như trường hợp của Hiệp Hưng trong ngành Da - Giầy
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt không nhiều thông tin về thị trường Mỹ nói chung cũng như các thông tin về hệ thống luật pháp của nước này liên quan tới đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm nói riêng. Để có thể tự tin xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm vững thị trường Mỹ đặc biệt trên phương diện Luật pháp Mỹ liên quan đến hoạt động nhập khẩu và kinh doanh trên thị trường Mỹ và
luật của các bang mà doanh nghiệp dự kiến triển khai sản phẩm, vì ngoài pháp luật liên bang, hoạt động thương mại trên thị trường Mỹ còn bị chi phối bởi luật pháp của từng bang.
Riêng đối với nhãn hiệu hàng hoá tại Mỹ, một nguồn luật về nhãn hiệu hàng hóa rất quan trọng là luật án lệ của các bang, do vậy mà những sắc thái của quyền sở hữu đối với nhãn hiệu cũng như các hạn chế trong sử dụng nãhn hiệu là khác nhau giữa các bang. Các nguồn luật nhãn hiệu hàng hoá liên bang chủ yếu là trình bày lại luật canh tranh không lành mạnh - Luật nhãn hiệu hàng hoá Lanham Act năm 1946. Quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá được xác lập thông qua việc sử dụng, trong đó “sử dụng” có nghĩa là việc đưa hàng hoá ra thị trường.Người sử dụng sớm nhất một nhãn hiệu hàng hoá sẽ được ưu tiên so với người đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá sớm nhất.Chủ nhãn hiệu hàng hoá phái sử dụng nhãn hiệu trung thực trong vòng 6 tháng đến một năm kể từ khi đăng ký để giảm mức tối thiểu nguy cơ mất quyền đối với nhãn hiệu.
Trước nhu cầu bức xúc hiện nay, để củng cố khâu quản lý Nhà nước đồng thời để có một tổ chức nòng cốt làm lực lượng hỗ trợ các ngành, Bộ thương mại với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại kể cả lĩnh vực xúc tiến thương mại cần phối hợp với chính quyền các cấp, các bộ ngành liên quan, các cơ quan hỗ trợ thương mại như trung tâm xúc tiến thương mại, các phòng thương mại, các hiệp hội chuyên ngành, các viện nghiên cứu… và đặc biệt là các cộng đồng doanh nghiệp, các địa phương trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch xúc tiến thương mại trên cơ sở một chiến lược chung của cả nước.Thiếu sự tham gia có hiệu quả của bất kỳ thành phần nào, công tác xúc tiến thương mại sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn. Trong hệ thống mạng lưới đó, Cục xúc tiến thương mại phải đảm nhiệm được vai trò trung tâm, điều hành hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra một cách đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo dẫn đến một nghịch lý như hiện nay là có những cơ quan cùng làm nhưng cũng có những việc bỏ qua không ai trách nhiệm. Chúng ta cũng cần
tiếp tục kêu gọi các nhà tài trợ ủng hộ Việt Nam một cách tích cực trong nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện một môi trường và hệ thống xúc tiến thương mại phục vụ tốt nhất cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt Nam vào đời sống kinh tế thế giới.
3. Thành lập bộ phận riêng chuyên theo dõi thông tin về nhãn hiệu sản phẩm. phẩm.
Trong những năm gần đây, mặc dù đã có những chuyển biến lớn trong nhận thức của xã hội nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng, tuy nhiên, xét về khả năng và uy tín của nhãn hiệu Việt Nam trên trường quốc tế thì vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Đó là những hạn chế trước hết về kinh nghiệm, về tính chuyên môn, về vốn đầu tư. Trên thị trường các nước phát triển, các kênh phân phối hoạt động liên kết và rất chặt chẽ, đồng thời xu hướng bán hàng thương hiệu riêng của các nhà bán lẻ đang ngày một tăng dần. Trước mắt, các doanh nghiệp của ta chưa đủ khả năng để tự mở các văn phòng đại diện, đại lý bán lẻ trực tiếp giới thiệu nhãn hiệu của mình cho khách hàng nước ngoài vì vậy muốn đưa nhãn hiệu Việt Nam ra thị trường quốc tế, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, vai trò của hội ngành là vô cùng cần thiết.
Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng một hội ngành sẽ tạo ra sức mạnh có thể đáp ứng được các hợp đồng có giá trị lớn trong thời gian giao hàng nhanh, yêu cầu đa dạng về mẫu mã. Sự liên kết trong tiếp thị và quảng bá nhãn hiệu sẽ mang lại cho các doanh nghiệp những lợi ích trước mắt như sau: mở rộng đối tượng khách hàng trên cơ sở cùng nhau giới thiệu khách hàng, cùng nhau chia sẻ các thông tin về thị trường, xu hướng mẫu mã, các rủi ro cần tránh…và cùng nhau xúc tiến thương mại, hỗ trợ chia sẻ với nhau về kĩ thuật và kinh nghiệm, nguồn nguyên vật liệu, kết hợp cửa
hàng của các thành viên để quảng bá sản phẩm, tiếp thị chung để tiết kiệm được chi phí và chi phí tập trung uy tín.
Thời điểm hiện tại nhiều doanh nghiệp của ta ở thị trường Mỹ rất cần một đầu mối cho các doanh nghiệp thành viên, tổ chức các chiến dịch giới thiệu sản phẩm, tổ chức đầu mối, đại diện tiếp nhận các hợp đồng lớn, đồng thời cung cấp sản phẩm, tiếp thị nhãn hiệu. Đây là mô hình mà hội các ngành của Trung Quốc đã thực hiện rất thành công khi khởi động thâm nhập vào thị trường các nước phát triển.
Gốc rễ của khả năng thâm nhập, phát triển và tồn tại của một nhãn hiệu là chất lượng hàng hoá và các dịch vụ chăm sóc khách hàng, chất lượng của hàng hóa dịch vụ chịu sự tác động của bộ phận chuyên trách thông tin. Trước hết mỗi thành viên phải thực hiện các chương trình tuyên truyền để mọi thành viên hiểu được vai trò của nhãn hiệu đối với sự phát triển của