III. Những vấn đề tồn tại trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tạ
3. Thành lập bộ phận riêng chuyên theo dõi thông tin
phẩm.
Trong những năm gần đây, mặc dù đã có những chuyển biến lớn trong nhận thức của xã hội nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng, tuy nhiên, xét về khả năng và uy tín của nhãn hiệu Việt Nam trên trường quốc tế thì vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Đó là những hạn chế trước hết về kinh nghiệm, về tính chuyên môn, về vốn đầu tư. Trên thị trường các nước phát triển, các kênh phân phối hoạt động liên kết và rất chặt chẽ, đồng thời xu hướng bán hàng thương hiệu riêng của các nhà bán lẻ đang ngày một tăng dần. Trước mắt, các doanh nghiệp của ta chưa đủ khả năng để tự mở các văn phòng đại diện, đại lý bán lẻ trực tiếp giới thiệu nhãn hiệu của mình cho khách hàng nước ngoài vì vậy muốn đưa nhãn hiệu Việt Nam ra thị trường quốc tế, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, vai trò của hội ngành là vô cùng cần thiết.
Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng một hội ngành sẽ tạo ra sức mạnh có thể đáp ứng được các hợp đồng có giá trị lớn trong thời gian giao hàng nhanh, yêu cầu đa dạng về mẫu mã. Sự liên kết trong tiếp thị và quảng bá nhãn hiệu sẽ mang lại cho các doanh nghiệp những lợi ích trước mắt như sau: mở rộng đối tượng khách hàng trên cơ sở cùng nhau giới thiệu khách hàng, cùng nhau chia sẻ các thông tin về thị trường, xu hướng mẫu mã, các rủi ro cần tránh…và cùng nhau xúc tiến thương mại, hỗ trợ chia sẻ với nhau về kĩ thuật và kinh nghiệm, nguồn nguyên vật liệu, kết hợp cửa
hàng của các thành viên để quảng bá sản phẩm, tiếp thị chung để tiết kiệm được chi phí và chi phí tập trung uy tín.
Thời điểm hiện tại nhiều doanh nghiệp của ta ở thị trường Mỹ rất cần một đầu mối cho các doanh nghiệp thành viên, tổ chức các chiến dịch giới thiệu sản phẩm, tổ chức đầu mối, đại diện tiếp nhận các hợp đồng lớn, đồng thời cung cấp sản phẩm, tiếp thị nhãn hiệu. Đây là mô hình mà hội các ngành của Trung Quốc đã thực hiện rất thành công khi khởi động thâm nhập vào thị trường các nước phát triển.
Gốc rễ của khả năng thâm nhập, phát triển và tồn tại của một nhãn hiệu là chất lượng hàng hoá và các dịch vụ chăm sóc khách hàng, chất lượng của hàng hóa dịch vụ chịu sự tác động của bộ phận chuyên trách thông tin. Trước hết mỗi thành viên phải thực hiện các chương trình tuyên truyền để mọi thành viên hiểu được vai trò của nhãn hiệu đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như đời sống và quyền lợi của mỗi thành viên, để xây dựng được nhãn hiệu riêng thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng và tổng lực của mọi thành viên. Tất nhiên trên con đường phát triển của mỗi doanh nghiệp không thể thiếu được sự đồng hành và hỗ trợ về mặt chính sách, tài chính của Nhà nước.
Ở các công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh, nên có một bộ phận riêng chuyên theo dõi thông tin về vấn đề bản quyền và nhãn hiệu sản phẩm. Nếu có thể thì nên đăng ký bảo hộ tại các thị trường tiềm năng cũng như thường xuyên kiểm tra tình trạng nhãn hiệu của mình tại các nước. Bộ phận này có thể là một tiểu ban thuộc phòng Marketing của các công ty cũng như có thể là một phòng ban chức năng riêng. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích và khả năng về mặt tài chính của công ty đó. Tại những công ty thuộc các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Việt Nam đều có những phòng ban chuyên trách chuyên xử lý các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu. Ví dụ như tại tập đoàn Unilever, có bộ phận riêng là Crisis Management chuyên phụ trách về vấn đề gìn giữ hình ảnh của nhãn hiệu mà tập đoàn này sử dụng tại thị trường Việt Nam. Bộ phận này sẽ xử lý từ việc đăng ký xin cấp Giấy chứng
nhận nhãn hiệu hàng hoá cho đến việc xúc tiến xây dựng các chương trình phát triển nhãn hàng đó cũng như giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng nhãn hàng. Thiết nghĩ đây cũng là điều mà các doanh nghiệp của chúng ta khi đầu tư vào những thị trường mục tiêu như thị trường Mỹ cần hết sức lưu tâm.
Ở một số các tổng công hiện nay cũng thành lập những ban Thông tin để tiếp nhận và cung cấp những thông tin trực tiếp nhất liên quan tới doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Tuy vậy, những ban ngành này hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Điển hình như ở vụ Petro Vietnam, khi nhãn hiệu của doanh nghiệp này đã bị chiếm dụng tại thị trường Mỹ thì Ban Công nghệ thông tin hoàn toàn chưa hay biết cho đến khi nhận được sự phối hợp từ phía cơ quan báo chí. Bài học này cho thấy các cán bộ thuộc phòng ban này phải là những con người am hiểu về hệ thống luật pháp của những thị trường quan trọng cũng như luôn theo dõi sát sao tình hình nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp tại các thị trường này.
Về phía các công ty nhỏ, không có điều kiện thành lập riêng một ban theo dõi về vấn đề bản quyền và nhãn hiệu sản phẩm thì cũng không nên vì thế mà lơ là, không quan tâm.
Hiện nay đã có hơn 104.000 nhãn hiệu hàng hoá của các tổ chức, cá nhân nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam, trong khi đó số nhãn hiệu hàng nông sản Việt Nam đăng ký bảo hộ ở nước ngoài mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong khi đó, chỉ một số doanh nghiệp lớn ý thức được việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá như Tổng công ty thuốc lá Việt Nam có 143 nhãn hiệu, Công ty Thực phẩm (quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh) có 58 nhãn hiệu, công ty sữa Việt Nam có 23 nhãn hiệu…Như vậy, chắc chắn trong thời gian tới số lượng doanh nghiệp Việt Nam ý thức về tầm quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm tại thị trường nước ngoài sẽ tăng lên và việc cần có một bộ phận theo dõi đó là điều hết sức cần thiết và cấp bách trong thời gian tới.