Tình hình hoạt động của ngành ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các Ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 28 - 30)

Năm 2020, kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid- 19, nhiều nước rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế, kinh tế thế giới rơi vào suy thoái sâu, suy giảm khoảng âm 4% (theo Ngân hàng Thế giới) và âm 4,4% (theo Quỹ Tiền tệ quốc tế). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một điểm sáng với việc thực hiện thành công mục tiêu kép: phòng, chống dịch bệnh hiệu quả và phục hồi kinh tế. Tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91%, tuy là mức thấp nhất trong 10 năm qua nhưng là một trong số ít các nước đạt tăng trưởng dương và thuộc nhóm có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản ổn định trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động: xuất siêu lập kỷ lục mới, khoảng 19,1 tỷ USD; lạm phát bình quân được kiểm soát theo mục tiêu, ở mức 3,23%; tỷ giá ổn định; nợ công và thâm hụt ngân sách Nhà nước dù tăng cao nhưng trong tầm kiểm soát; đầu tư công là điểm sáng khi vốn thực hiện tăng mạnh; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt được nhiều kết quả tích cực với nhiều hiệp định thương mại được ký kết, có hiệu lực (như EVFTA, RCEP) và làm tròn trách nhiệm năm là Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA-41, Thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc... Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng không chỉ làm tốt chức năng cung ứng, phân bổ vốn mà còn có một vai trò đặc biệt hơn - làm trụ đỡ, sát cánh bên doanh nghiệp, người dân cùng vượt qua thách thức, đóng góp vào kết quả chung của nền kinh tế. Qua đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng khẳng định được sự

lành mạnh và khả năng chống chịu rủi ro bên ngoài. Năm 2021, năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025), trong đó có nội dung đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; đòi hỏi toàn ngành Ngân hàng nỗ lực, sẵn sàng thay đổi hơn nữa để mang lại một diện mạo mới, hiện đại và bền vững hơn.

Vượt qua hàng loạt khó khăn, năm 2020, ngành Ngân hàng tiếp tục hoạt động ổn định và đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Thị trường được củng cố, thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp; mặt bằng lãi suất tiền gửi phổ biến tại các ngân hàng giảm từ 0,9 - 1,5% (ngắn hạn) và khoảng 0,6 - 1,5% (trung dài hạn) so với đầu năm; lãi suất cho vay cũng giảm nhanh, khoảng 0,5 - 2% so với đầu năm; tỷ giá tiếp tục ổn định, giá trị VND được nâng cao; dự trữ ngoại hối tiếp tục được bổ sung, giúp đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ quốc gia và củng cố mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Theo NHNN, tổng vốn huy động toàn hệ thống đến 21/12/2020 tăng 12,87% (ước cả năm tăng 13,5%) trong điều kiện lãi suất giảm sâu. Tín dụng cũng hồi phục trở lại trong những tháng cuối năm, đến ngày 28/12/2020, dư nợ tín dụng tăng 11,08% so với cuối năm 2019. Các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động ổn định, lành mạnh, nợ xấu tiềm ẩn tăng nhưng trong tầm kiểm soát, năng lực tài chính (nhất là vốn chủ sở hữu) được củng cố,… Tựu chung lại, xét trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới và Việt Nam, năm 2020 có thể đánh giá là năm thành công của ngành Ngân hàng, với sáu điểm sáng dưới đây:

Thứ nhất, thành công trong điều hành chính sách tiền tệ

Thứ hai, ngành Ngân hàng tiếp tục thể hiện tốt vai trò trụ cột của nền kinh tế, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh dịch bệnh Thứ ba, hệ thống thể chế, pháp luật lĩnh vực ngân hàng ngày càng hoàn thiện Thứ tư, thành công trong thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) của nền kinh tế

Thứ năm, ngân hàng là một trong những ngành phục hồi nhanh sau dịch Covid-19, thể hiện khả năng chống chịu và thích ứng với thay đổi

Thứ sáu, những tháng cuối năm 2020 ghi nhận sự chuyển sàn, niêm yết thành công của nhiều ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các Ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 28 - 30)