Các công trình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các Ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 37 - 39)

Nguyễn Việt Dũng (2009) đã ứng dụng mô hình của Aboody và cộng sự (2002) để đo lường sự ảnh hưởng của các thông tin kế toán đến giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) trong giai đoạn 2003-2007. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) và giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu tác động tích cực đến giá cổ phiếu.

Nguyễn Thị Thục Đoan (2011) cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán và các chỉ số tài chính đến giá của các cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam. Các nhân tố dượcđưa vào mô hình là giá trị sổ sách, thu nhập trên cổ phiếu thường (EPS), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và hệ số đòn bayr tài chính. Nghiên cứu chỉ ra EPS và ROE có mối tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê với giá cổ phiếu, chỉ tiêu đòn bẩy tài chính không có mối quan hệ ý nghĩa với giá cổ phiếu.

Trương Đông Lộc (2014) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá của các cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm chuỗi giá, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của 20 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, lãi suất cho vay, tỷ giá USD/VND, giá vàng và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo thời gian với tần suất quý trong giai đoạn từ 31/12/2006 đến 31/12/2012. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy EPS và tỷ giá USD/VND có tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi giá của các cổ phiếu. Ngược lại, biến động của giá vàng và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan nghịch với tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu.

Trương Đông Lộc và Nguyễn Minh Nhật (2016) sử dụng mô hình Ohlson (1995) kết hợp với việc điều chỉnh giá theo Aboody (2002) để nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá 102 cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013, trong đó giá cổ phiếu được lấy tại thời điểm kết thúc niên độ và sau đó 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai biến thông tin kế toán là thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu (BVPS) đều có tương quan thuận với giá cổ phiếu. Ngoài ra, nghiên cứu này còn cung cấp các bằng chứng thực nghiệm để kết luận rằng thông tin kế toán được phản ánh vào giá với một độ trễ nhất định- mức độ giải thích của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu đạt giá cao nhất sau khi kết thúc niên độ kế toán 1 tháng là 76,24%.

Nguyễn Chí Cường và Đinh Bảo Ngọc (2016) nghiên cứu tập trung xác định các nhân tố tác động đến dao động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng dựa trên sốliệu từ báo cáo tài chính của 95 công ty niêm yết trong giai đoạn 2008-2013 (bao gồm 570

quansát). Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố nội sinh của doanh nghiệp như khả năng sinh lời (ROA), quy mô, cấu trúc vốn và chính sách cổ tức có tác động đến dao động giá cổ phiếu của doanh nghiệp.Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác định được một số nhân tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tếvà lạm phát cũng có ảnh hưởng đến dao động giá cổ phiếu.

Đặng Ngọc Hùng, Phạm Thị Hồng Diệp và Hồ Thị Tuyết Thanh (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của các thông tin kế toán đến giá cổ phiếu của 274 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2012-2016. Sử dụng mô hình hiệu ứng cổ định (FEM), hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), FGLS nghiên cứu mối quan hệ giữa EPS, BVPS với giá cổ phiếu dựa trên mô hình nghiên cứu của Ohlson (1995). Kết quả cho thấy, EPS và BVPS có quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các Ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 37 - 39)