5. Bố cục luận văn
2.1. Tổng quan về bản Ven, xã Xuân Lƣơng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
Bản Ven là một địa điểm du lịch nằm tại xã Xuân Lƣơng, Huyện Yên Thế
,Tỉnh Bắc Giang thuộc vùng Đông Bắc Bộ. Trên trục quốc lộ 17 nối Bắc Giang
với tỉnh Thái Nguyên, chỉ cách thị trấn Cầu Gồ (Huyện Yên Thế) 14km và cách thành phố Bắc Giang 45 km.
Với hơn 400ha rừng, xã Xuân Lƣơng (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) có nhiều tiềm năng phát triển về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Ngoài thác Ngà tƣơi mát, cây Lim xanh nghìn năm tuổi, điểm đến thú vị nhất nơi đây chính là Bản Ven.
Men theo những rặng cây xanh ngắt, Bản Ven hiện lên thật yên bình và quyến rũ. Mặc dù mới đƣợc công nhận là điểm du lịch cộng đồng cách đây chƣa lâu, nhƣng Bản Ven nhanh chóng đƣợc đông đảo du khách biết đến nhờ sở hữu nhiều lợi thế. Đƣợc sự ƣu đãi của mẹ thiên nhiên, nơi đây có nhiều sản vật phong phú, nhƣ: Mật ong rừng, bánh khảo, kẹo lạc, gà đồi, chè... Nhƣng với nhiều du khách, Bản Ven hấp dẫn bởi ở đây có không khí trong lành, đồi chè và di chuyển khá thuận lợi (cách trung tâm Hà Nội 100km).
Bản Ven, xã Xuân Lƣơng là bản vùng cao của huyện với khoảng 150 hộ, 528 nhân khẩu, có 6 dân tộc anh em chung sống: Kinh, Cao Lan, Tày, Nùng, Giao, Sán dìu, trong đó 90% dân số là ngƣời dân tôc Cao Lan.
Ngoài ra,nơi đây nổi tiếng với nghề trồng chè, sản xuất chè. Nhờ những cây chè xanh ngắt mà ngƣời dân nơi đây đã thoát nghèo và ngày càng phát triển.Chè bản Ven thơm ngon nổi tiếng bởi đây là vùng đất có khí hậu ôn hòa, thổ nhƣỡng phù hợp đã đem đến cho cây chè hƣơng vị đặc biệt. Ngƣời Cao Lan biết về cây chè rừng ngự sâu trên đỉnh Thác Ngà, đặc điểm của chè rừng là lá xanh, búp nhỏ, hƣơng vị đậm đà, rất thơm lại có tác dụng nhƣ vị thuốc thanh nhiệt giải độc. Ngoài
SVTH : Lê Thị Tuyết Lớp : Việt Nam Học 2
ra, chè bản Ven còn đƣợc ƣớp hƣơng sản xuất theo quy trình, bí quyết của ngƣời dân tộc Cao Lan nên Chè bản Ven khi hãm nƣớc có màu xanh vàng nhƣ màu mật ong, vị đậm, thoảng hƣơng cốm nhẹ, uống có vị đƣợm, chát ngọt nơi đầu lƣỡi. Chè bản Ven đã dần nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà từ lâu đã đƣợc những ngƣời sành chè đặt mua làm quà biếu. Những di tích , đăc sản đã đƣợc ngƣời dân tạo thành những câu ca, câu thơ độc đáo :
Yên Thế ai ơi hãy về
Thăm khu di tích cụ Đề năm xưa Bản Ven chè búp bốn mùa
Gà đồi say tiếng gáy xưa rộn ràng.
2.1.1. Điều kiện về địa lý và lịch sử
Bản Ven nằm tại xã Xuân Lƣơng , huyện Yên Thế, nằm trên trục quốc lộ 17 nối Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên là một địa điểm mới đƣợc công nhận là du lịch công đồng vào năm 2019. Nơi đây cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km và cách thành phố Bắc Giang khoảng 45km, trung tâm huyện Yên Thế khoảng 18km.
Đặc điểm chủ yếu địa hình miền núi thấp , đất đai tốt phù hợp trồng các cây ăn quả , cây công nghiệp nhƣ : vải thiều, chè, đậu tƣơng , hồng, cam….. Nhờ địa hình nơi đây mà các đồi chè đã đƣợc hình thành tạo điều kiện phát triển kinh tế hơn cho vùng.
Ngoài ra, Bản Ven nằm khá gần với khu vực bản Xoan nơi có nhiều suối thác đèo Ngà , Rãnh Cộc . Đặc biệt , nằm gần làng Xuân Lung nơi có cây lim cổ thụ đƣợc công nhận là cây di sản Việt Nam đƣợc đánh giá là trên ngàn năm tuổi. Cùng với các địa danh nổi tiếng nhƣ hồ Ngọc Nai, hồ Quỳnh, hồ Suối Ven,..
Với vị trí địa lý nhƣ trên, Bản Ven có nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Đƣờng giao thông di chuyển thuận lợi, gần với các điểm du lịch nổi tiếng có thể kết nối thành tour du lịch, thu hút khách du lịch.
Tại bản Ven, nghề trồng chè và chế biến chè chủ yếu là đồng bào ngƣời Cao Lan. Cao Lan là một trong 7 thành phần dân tộc thiểu số chủ yếu ở Bắc Giang. Hiện nay ở Bắc Giang có khoảng 19.021 đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống và chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi và vùng cao nhƣ Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.
Cao Lan là một trong hai nhóm ngành của dân tộc Sán Chay (Cao Lan- Sán Chí), trƣớc đây học giả ngƣời Pháp cho rằng ngƣời Cao Lan là một bộ phận của dân tộc Dao, một bộ phận gọi là Trại. Tuy nhiên ngƣời Cao Lan ở Bắc Giang đều tự nhận mình là ngƣời Cao Lan với tên gọi bằng tiếng dân tộc là Hờn Bán. Đồng bào đồng ý với tên gọi này và coi mình là một cộng đồng dân tộc riêng biệt, có lịch sử hình thành và phát triển riêng phù hợp với những đặc điểm tộc ngƣời của mình.
Ngƣời Cao Lan ở Bắc Giang thƣờng sinh sống ở các bồn địa, thung lũng, chân đồi. Họ thƣờng xây dựng nhà cửa trên những ngọn đồi thấp. Làng bản của đồng bào thƣờng đƣợc bố trí tập trung với một mật độ dân số tƣơng đối đông, chừng vài chục hoặc hàng trăm hộ cùng cƣ trú. Mỗi bản của ngƣời Cao Lan thƣờng đƣợc bố trí theo một địa vực cƣ trú riêng. Địa vực của bản gồm đất, ruộng, nƣơng, rừng, cây trồng, rừng tự nhiên để thả trâu, bò.... Ranh gới của bản có thể là một
con đƣờng mòn, một dòng sông, con suối hay một bờ ruộng, ngọn đèo, gốc cây, cánh rừng...
Thuở ban đầu, nhà ở của ngƣời Cao Lan thƣờng là nhà sàn. Đồng bào coi ngôi nhà của mình là nơi cƣ trú đơn thuần mà nó còn biểu hiện những ý niệm về tâm lý, tín ngƣỡng mang bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tuy nhiên, từ những năm 60 của thế kỷ XX, những ngôi nhà sàn của đồng bào đã nhƣờng chỗ cho những ngôi nhà đất. Do vậy hiện nay những ngôi nhà sàn còn lại rất ít ở Bắc Giang.
Về tín ngƣỡng thờ cúng, ngƣời Cao Lan mang đậm tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên. Ngƣời Cao Lan không theo chế độ ngành trƣởng, nên trong mỗi gia đình ngƣời Cao Lan đều có một bàn thờ đặt sát tƣờng chính gian giữa, gian trung tâm của ngôi nhà chính (khi bố mẹ mất các con tự lập bàn thờ bố mẹ ở nhà riêng, không
SVTH : Lê Thị Tuyết Lớp : Việt Nam Học 2
thờ chung tại nhà con trƣởng). Nơi đặt bàn thờ là nơi tôn nghiêm nhất, trên bàn thờ bày trí rất đơn giản chỉ có một bát hƣơng, có dán giấy đỏ, hay treo tranh ngũ quả...
Bên cạnh thờ cúng tổ tiên đồng bào còn có tục “Ma Ham” chính là tín ngƣỡng thờ vật tổ của ngƣời Cao Lan. Vì những thứ đƣợc thờ là những động vật, những đồ vật. Những thứ đƣợc thờ đều đƣợc coi là ông thuỷ tổ của dòng họ, và đời nối đời kế tiếp nhau phải tôn thờ, duy trì và tôn kính. Vì mỗi dòng họ thờ thuỷ tổ riêng, nên ngƣời Cao Lan có bao nhiêu dòng họ thì có bấy nhiêu tục thờ ma hƣơng hoả: nhƣ họ Hà thì thờ gà trống thiến, họ Lâm, họ Trần, họ Ninh, kiêng thờ chó lên nhà...có những dòng họ khác thờ thần linh.
Bên cạnh tín ngƣỡng thờ cúng đồng bào Cao Lan còn có nét văn hoá truyền thống đặc sắc nhƣ các lễ hội, hát sình ca hay là phong tục cúng cơm mới.
Các hộ dân sinh sống ở đây chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, trong đó cây chè là cây chủ lực (gồm chè xanh và chè hoa vàng). Những đồi chè bát úp xanh mƣớt mát giờ đây đang là nguồn thu nhập chính của ngƣời dân với thƣơng hiệu chè Bản Ven đƣợc xây dựng mấy năm gần đây. Những đồi chè này cũng làm say lòng bao du khách đến Bản Ven.
Với những giá trị nhƣ trên, cộng đồng ngƣời Cao Lan là một trong những tài nguyên du lịch văn hóa đặc biệt mà bản Ven cần biết cách phát huy giá trị của du lịch dựa vào cộng đồng.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
Nền kinh tế tại Bản Ven ngày một thay đổi nhờ những sản vật phong phú và tài nguyên du lịch nơi đây. Đăc biệt , những đồi chè rộng lớn vừa là nơi để du khách trải nghiêm hái chè , chụp ảnh lƣu niệm, vừa là nguồn thu nhập chính của ngƣời dân nơi đây , cùng với những trang phục độc đáo của ngƣời Cao Lan.
“Nhờ chè mà hết nghèo” – cụm từ ấy thƣờng đƣợc ngƣời Cao Lan ở bản Ven truyền tai nhau. Là hộ gia đình có kinh nghiệm trồng chè 40 năm nay, ông Hoàng Văn Hà (bản Ven, xã Xuân Lƣơng) cho biết: Trƣớc khi tham gia mô hình liên kết với HTX, bình quân thu nhập từ trồng chè của gia đình chỉ đạt 4 - 6 triệu
đồng/tháng, sản lƣợng đạt 1 - 1,5 tạ chè khô/tháng. Từ khi tham gia vào mô hình liên kết HTX, thu nhập và sản lƣợng chè tăng lên rất nhiều, hiện tại thu nhập bình quân hàng tháng khoảng 20 triệu đồng. Sản lƣợng tăng gấp 3 lần so với trƣớc khi chƣa tham gia. Cùng với đó đƣa sản phẩm chè Bản Ven đến với khách du lịch
Bản Ven nơi có 150 hộ, 90% trong số đó thuộc dân tộc Cao Lan. Bản có diện tích chè lớn nhất xã (hơn 23 ha). Bí thƣ Chi bộ kiêm Trƣởng bản Trần Văn Kính thông tin: Hai năm trƣớc, bản có hơn 60 hộ nghèo thì nay giảm còn 35 hộ, có kết quả này nhờ chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nƣớc, sự mạnh dạn đầu tƣ theo hƣớng thâm canh cây lâm, nông nghiệp. Cộng thêm đồng bào đƣợc hƣởng một số chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn giảm nghèo đã tạo đà cho ngƣời dân vƣơn lên thoát nghèo.
Những cánh rừng trồng keo cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/ha, trồng chè cho thu nhập hơn 200 triệu/ha (sau khi đã trừ chi phí) là động lực để các hộ nhận thêm đất phát triển kinh tế. Nhiều hộ thoát nghèo và trở nên khá giả.
Trong những năm gần đây, bản Ven có thêm nguồn kinh tế phát triển nhờ có lƣợng khách du lịch đến tham quan trải nghiệm, thƣởng thức những món ăn đặc sắc.