Thực trạng hoạt động phát triển du lịch và du lịch cộng đồng ở Bản Ven

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại bản VEN , xã XUÂN LƢƠNG, HUYỆN yên THẾ, TỈNH bắc GIANG (Trang 59 - 63)

5. Bố cục luận văn

2.3.Thực trạng hoạt động phát triển du lịch và du lịch cộng đồng ở Bản Ven

2.3.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại Bản Ven.

Đƣợc biết, những năm gần đây, huyện Yên Thế đã có quy hoạch quan tâm đầu tƣ cho phát triển du lịch tại Xuân Lƣơng, nhiều km đƣờng vào xã, vào bản đƣợc nâng cấp, mở rộng và trải nhựa. Dọc theo Quốc lộ 17 từ trung tâm huyện Yên Thế đến xã vùng cao Xuân Lƣơng là con đƣờng trải nhựa áp phan dài 15 km. Từ trung tâm xã đến bản Xoan và vào đến rừng đầu nguồn Đèo Ngà liên kết với Bản Ven là đoạn đƣờng trải nhựa dài 8 km vừa phục vụ cho đời sống dân sinh vừa tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Và với lợi thế có tuyến Quốc lộ 17 chạy cắt ngang qua xã nối liền thành phố Bắc Giang và thành phố Thái Nguyên, Xuân Lƣơng sẽ đƣợc kết nối với các điểm đến An toàn khu Liên Minh, Võ Nhai – Thái Nguyên (cách 10km); đi Đền Cầu Muối Tân Thành, Phú Bình 7km và Đền ông Hoàng Bẩy ở Trại Cau, Đồng Hỷ, Thái Nguyên (cách 8 km).

Ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh cũng đã quan tâm bồi dƣỡng tập huấn về phƣơng thức làm du lịch cộng đồng cho ngƣời dân địa phƣơng, đồng thời tăng cƣờng công tác quảng bá, tuyên truyền giới thiệu điểm đến Xuân Lƣơng. Chính vì vậy, tuy vẫn còn mới mẻ song địa danh BảnVen xã Xuân Lƣơng đã dần trở thành một điểm đến của những ngƣời yêu du lịch khám phá và trải nghiệm.

Hy vọng trong tƣơng lai không xa, bản Ven sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn và quen thuộc của những ngƣời yêu du lịch, là điểm đến lý tƣởng của du khách có nhu cầu trải nghiệm, khám phá.

2.3.2. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại Bản Ven.

2.3.2.1. Những mặt tích cực

Thời gian gần đây, Bản Ven thu hút nhiều du khách thành thị. Nhiều gia đình chọn đến đây nghỉ dƣỡng dịp cuối tuần để thả hồn vào thiên nhiên, tham quan và thƣởng thức hƣơng vị chè xanh của ngƣời Cao Lan với những phƣơng thức bí truyền lâu đời. Ngoài ra, du khách còn đƣợc tự tay hái những búp chè non và

SVTH : Lê Thị Tuyết Lớp : Việt Nam Học 2

thƣởng thức những làn điệu Then của ngƣời Tày-Nùng. Ông Lƣu Xuân San, Giám đốc Trung tâm Thông tin và xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Giang cho biết: “Yên Thế là một huyện vùng núi có nhiều tiềm năng về du lịch cộng đồng, trong đó Bản Ven là một điểm đến đƣợc nhiều du khách yêu thích. Trong thời gian qua, ngành du lịch Bắc Giang đã có những hỗ trợ nhằm phát triển du lịch cộng đồng Bản Ven, nhƣ: Chăn màn, biển chỉ dẫn, loa đài, thiết bị phục vụ du lịch. Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng nhƣng việc phát triển du lịch ở Bản Ven vẫn còn nhỏ lẻ, rất cần một nhà đầu tƣ đủ tâm, đủ tầm để tập trung các hộ lại thành một hợp tác xã du lịch cộng đồng. Chủ trƣơng của ngành du lịch Bắc Giang trong thời gian tới là tiếp tục hỗ trợ, kêu gọi sự vào cuộc của các nhà đầu tƣ để khai thác hết tiềm năng du lịch cộng đồng Bản Ven”.

Đánh giá về tiềm năng du lịch cộng đồng Bản Ven, bà Quách Hồng Nhung, Giám đốc Công ty Du lịch Đại Dƣơng Xanh, Phó chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam cho biết: “Sau khi có chuyến khảo sát một ngày tại Bản Ven, tôi đã có những chia sẻ thông tin với khách hàng về trải nghiệm tại đây. Nhiều ngƣời tỏ ra rất hào hứng và muốn đặt tour tới đó. Hiện tại, chúng tôi đang sắp xếp, lên lịch để sớm đƣa khách đoàn đến với Bản Ven”.

Chị Nguyễn Thị Mị, quản lý Du lịch cộng đồng Bản Ven cho biết: “Đến với Bản Ven, ngoài đƣợc hòa mình với thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống thƣờng ngày của bà con dân tộc thì du khách còn đƣợc thƣởng thức nhiều đặc sản phong phú. Hiện nay, điểm Du lịch cộng đồng Bản Ven có thể phục vụ ăn uống, lƣu trú cho từ 200 đến 300 khách”.

Năm 2019, bản Ven đƣợc UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh.Vào những ngày nghỉ lễ nhƣ dịp Quốc khánh 2 - 9, lễ giỗ tổ Hùng Vƣơng 10/3 âm lịch, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bản Ven nhộn nhịp khác ngày thƣờng. Từng đoàn xe ô tô, xe máy xếp dọc bên đƣờng vào bản. Khách thăm quan trải nghiệm hái chè chụp ảnh kỷ niệm và có sản phẩm chè về làm quà cho ngƣời thân.

Trong 2 kỳ nghỉ lễ năm 2020 đã có khoảng 3.000 lƣợt khách đến tham quan Bản Ven…Việc phục vụ hơi quá tải nhƣng ngƣời dân rất vui mừng và phấn khởi vì bƣớc khởi đầu cho sự phát triển du lịch theo hƣớng cộng đồng tại bản.

Ông Hoàng Văn Quý - Sở Văn hóa Thể thao Thái Nguyên cho biết: “Đến với điểm du lịch Bản Ven, xã Xuân Lương, tôi cảm nhận được cấp ủy, chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc khai thác lợi thế sẵn có để phát triển du lịch. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào nơi đây. Điều đó thể hiện ở việc đầu tư một cách bài bản, chuyên nghiệp về hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, quà lưu niệm, các sản phẩm đặc sản của địa phương để giới thiệu tới du khách…”.

2.3.2.1. Những mặt hạn chế

Hạn chế đầu tiên của việc khai thác du lịch cộng đồng bản Ven đó là còn nhiều du khách chƣa biết đến điểm du lịch này. Qua việc phỏng vấn nhanh một số bạn sinh viên khóa 11 và khóa 12 khoa du lịch trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội, đa phần các bạn chƣa biết đến bản Ven. Ngƣời dân Hà Nội cũng rất ít ngƣời biết đến bản Ven. Đây chính là do khâu truyền thông và quảng bá của điểm đến chƣa đƣợc tốt và chƣa hiệu quả.

Cơ sở lƣu trú cũng là một mặt hạn chế du khách đến bản Ven đi du lịch, nhà ở truyền thống của ngƣời Cao Lan thƣờng là nhà sàn. Đồng bào coi ngôi nhà của mình là nơi cƣ trú đơn thuần mà nó còn biểu hiện những ý niệm về tâm lý, tín ngƣỡng mang bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tuy nhiên, hiện nay, những ngôi nhà sàn của đồng bào đã nhƣờng chỗ cho những ngôi nhà đất. Do vậy hiện nay những ngôi nhà sàn còn lại rất ít ở xã Xuân Lƣơng và số lƣợng nhà sàn phục vụ du lịch hiện tại duy nhất chỉ có nhà của anh Thân Nhân Khuyến, có sức chứa khoảng

80 đến 90 khách. Với những đoàn du lịch đông, bản Ven sẽ khó đáp ứng đƣợc nhu cầu ăn nghỉ của du khách. Và bên cạnh đó yếu tố truyền thống sẽ không đƣợc

khách đánh giá cao khi không có nhiều ngôi nhà sàn phục vụ du khách giống nhƣ những gì mà Mai Châu, Pù Luông đã làm rất tốt.

SVTH : Lê Thị Tuyết Lớp : Việt Nam Học 2

Qua những chuyến khảo sát đến với bản Ven và qua trao đổi với cán bộ Huyện Yên Thế, Anh Thân Nhân Khuyến vừa là một hộ kinh doanh vừa là cán bộ Huyện cho biết: Ngƣời đồng bào Cao Lan tại bản Ven là cộng đồng sống khép kín, chƣa hiểu đƣợc giá trị của du lịch cộng đồng, cũng nhƣ sự hƣởng lợi từ du lịch thời điểm đầu thấp hơn rất nhiều so với nguồn thu nhập chính của họ từ những đồi chè thế nên họ chƣa sẵn sàng trong việc sẽ là những hộ dân tham gia vào việc phát triển du lịch cộng đồng của bản.

Một mặt hạn chế nữa mà chúng ta cần phải kể đến đó là sự kết nối tuyến điểm giữa bản Ven và các điểm du lịch nổi tiếng khác của tỉnh Bắc Giang nhƣ Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm, Suối Mỡ, chùa Bổ Đà… chƣa đƣợc thuận lợi do khoảng cách địa lý khá xa. Đây cũng chính là lý do bản Ven chƣa thu hút đƣợc đông đảo du khách đến đây. Đặc biệt là lƣợng khách từ Hà Nội – thị trƣờng khách tiềm năng nhất tại miền Bắc.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại bản VEN , xã XUÂN LƢƠNG, HUYỆN yên THẾ, TỈNH bắc GIANG (Trang 59 - 63)