Đánh giá chung về hoạt động du lịch cộng đồng tại Bản Ven

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại bản VEN , xã XUÂN LƢƠNG, HUYỆN yên THẾ, TỈNH bắc GIANG (Trang 63 - 69)

5. Bố cục luận văn

2.4. Đánh giá chung về hoạt động du lịch cộng đồng tại Bản Ven

2.4.1. Về phía ngành du lịch

Đến với Bản Ven du khách có thể tận hƣởng không gian yên bình của làng quê hoặc họ có thể tìm hiểu quá trình trồng chè ,thu hoạch chè, nếp sinh hoạt hằng ngày của dân địa phƣơng. Qua đó giúp du khách, trải nghiệm thực tế về đời sống của ngƣời dân, giúp họ hiểu về nền văn hóa của ngƣời dân nơi đây.

Bà Nguyễn Thị Ly - Giám đốc Palm Travel VN chia sẻ: “Khách du lịch của Công ty bao gồm cả khách Inbound (khách nước ngoài đến Việt Nam trong thời gian ngắn hoặc Việt Kiều về nước) và khách nước ngoài đến Việt Nam. Khi đến với bản Ven, tôi thấy cảnh quan nơi đây rất đẹp, không khí trong lành, con người thân thiện. Đặc biệt đến đây, được tham gia trải nghiệm thực tế, cùng mặc quần áo dân tộc, cùng hái chè với người Cao Lan. Đây sẽ là điểm nhấn đặc biệt để thu hút du khách quốc tế, vì họ ưa khám phá, thích trải nghiệm. Bên cạnh khách quốc tế, tôi cũng rất muốn đưa khách nội địa đến đây, bởi tôi thấy Bản Ven, xã Xuân Lương là một địa điểm du lịch rất đẹp”.

SVTH : Lê Thị Tuyết Lớp : Việt Nam Học 2

2.4.2. Về phía dân cư địa phương

Sự phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Ven đã góp phần hỗ trợ cho ngƣời dân hiểu biết rõ về tầm quan trọng của du lịch .Với những đặc sản do chính tay ngƣời dân tại Bản làm ra nhƣ: mật ong rừng, bánh khảo, kẹo lạc, gà đồi, đặc biệt chè Bản Ven.Những đồi chè xanh ngát ngày càng đƣợc mở rộng thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan.

Để góp phần thúc đẩy kinh tế Chi bộ và Ban công tác mặt trận Bản Ven chú trọng tuyên truyền ngƣời dân mở rộng diện tích trồng chè với 45,9 ha, riêng năm 2019 bản đã trồng mới đƣợc 1,8 ha. Để việc trồng chè thêm hiệu quả, năm 2014, Hợp tác xã (HTX) Thân Trƣờng đã đƣợc thành lập, đến nay HTX đã thu hút đƣợc 22 xã viên trồng chè tham gia. Với sự quyết tâm của cán bộ và nhân dân trong bản, sau 03 năm thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, thu nhập bình quân đầu ngƣời của bản đạt hơn 21 triệu đồng/ngƣời.năm, tăng 2,2 triệu đồng so với năm 2016; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 33,8% năm 2016 xuống còn 15,8% năm2018.

Niềm vui lớn đến với ngƣời trồng chè ở Xuân Lƣơng nói riêng và huyện Yên Thế nói chung khi năm 2014, chè xanh bản Ven, xã Xuân Lƣơng đã đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Chè xanh bảnVen” .

Để thúc đẩy sản lƣợng chè tạo ra gia đình các hộ trồng chè cũng đều trang bị máy chế biến chè để chủ động trong công việc. Cả bản có 46ha chè, trung bình mỗi ha mỗi năm thu hơn 100 triệu đồng trừ chi phí. Từ một cây xóa đói giảm nghèo, nhiều hộ ở bản Ven đã vƣơn lên làm giàu nhƣ hộ gia đình anh Hoàng Văn Hà, Hoàng Văn Thành, Hoàng Văn Tùng Trần Văn Du, Hoàng Văn Sử,v.v.

Xuân Lƣơng hiện có gần 300ha chè. Nhằm đƣa cây chè trở thành cây trồng thế mạnh của xã. Năm 2017, Hội Nông dân xã phối hợp với Hợp tác xã Thân Trƣờng thành lập tổ liên kết sản xuất chế biến chè xanh bản Ven thu hút 17 hộ gia đình tham gia.

Ngoài ra Hội Nông dân xã còn thành lập 07 Tổ hợp tác Sản xuất chế biến chè ở 07 bản đó là bản: Đồng Gián, bản Ven, Cầu Nhãn, Đồng Gia, Làng Dƣới, Xuân Môi, Tam Kha. Tạo cho ngƣời dân có cơ hội trao đổi kinh nghiêm và liên kết trong sản xuất.

Nhiều hộ trồng chè nơi đây đã vƣơn lên làm giàu. Cây chè đã góp phần thu nhập của mình đề Xuân Lƣơng về đích nông thôn mới trong năm 2020. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề lớn để làm sao đó giúp ngƣời dân hƣởng lợi từ du lịch và tham gia nhiệt tình hơn vào các hoạt động tiếp đón du khách, bảo tồn giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc của mình.

2.4.3. Về cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng du lịch

Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh Bắc Giang đã có nhiều phƣơng án hỗ trợ ngƣời dân tập trung phát triển du lịch cộng đồng, có quy hoạch; quan tâm đầu tƣ cho phát triển du lịch tại Bản Ven - Xuân Lƣơng. Trong đó tập trung nâng cấp, mở rộng và trải nhựa, đảm bảo giao thông đƣờng vào khu du lịch rộng rãi.

Một trong những thành công xây dựng nông thôn mới của Bản phải kể đến là nhận thức của ngƣời dân đã có những bƣớc chuyển đáng kể, đồng tình ủng hộ việc huy động đóng góp xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng ở bản.

Kết cấu hạ tầng thiết yếu đƣợc chú trọng đầu tƣ xây dựng, cải tạo, nâng cấp, từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất và dân sinh. Ba năm qua, Bản Ven đã vận động nhân dân trong bản đóng góp 0,3 ha đất và hơn 200 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa và các công trình phụ trợ, khu di tích đình làng Xuân Lung; cứng hóa đƣợc hơn 4.100m đƣờng giao thông nông thôn theo Nghị quyết số 07 HĐND tỉnh và Nghị quyết số 18 HĐND huyện, qua đó góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn của bản.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, thời gian tới Bản Ven tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân. Tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ, chính quyền với phƣơng châm quyết liệt và hiệu quả; tranh thủ mọi nguồn

SVTH : Lê Thị Tuyết Lớp : Việt Nam Học 2

lực để sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.Thúc đảy du lịch cộng đồng tại Bản Ven lên một tầm cao mới.

Ngày trƣớc tƣới chè, ngƣời dân phải gánh nƣớc từ dƣới suối lên rất vất vả mà hiệu quả không cao. Với vốn đầu tƣ của huyện HTX Thân Trƣờng đã xây 02 bể nƣớc ở đỉnh đồi, mỗi bể có sức chứa 70m3 một phần lấy nƣớc từ giếng khoan tại chỗ, một phần lấy nƣớc từ thác Ngà dẫn về. Hệ thống đƣờng ống ngầm đƣợc dẫn về từng nƣơng chè của các hộ. Xã viên bây giờ chỉ cần vặn vòi là có nƣớc tƣới, giúp khó khăn của ngƣời dân đƣợc giải quyết.

Tại Bản Ven, hiện tại số lƣợng nhà sàn chƣa nhiều, và tiêu biểu nhất phải nói đến nhà sàn của gia đình ông Thân Nhân Khuyến, là hộ đi đầu trong việc đầu tƣ cơ sở lƣu trú, ăn uống, dịch vụ… để thu hút đƣợc nhiều du khách đến dừng chân tham quan, lƣu trú và đặt các dịch vụ ăn uống tại đây theo mô hình homestay. Những mô hình nhƣ của hộ gia đình Anh Khuyến sẽ khiến du khách cảm nhận đƣợc sự mới lạ, độc đáo và hòa mình vào lối sống của ngƣời đồng bào khi đến đây.

2.4.4. Về tình hình xúc tiến – đầu tư

Nhận thấy tầm quan trọng của phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Ven đối với phát triển kinh tế địa phƣơng, trong những năm qua, các cơ quan quản lý tỉnh Bắc Giang về du lịch đã có nhiều chính sách tạo điều kiện cho du lịch Bản Ven đƣợc mở rộng.

Đặc biệt, huyện Yên Thế cũng sẽ tiếp tục đầu tƣ cơ sở hạ tầng phát triển các điểm du lịch, đẩy mạnh mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái miệt vƣờn để kết hợp các khu du lịch thành những tour du lịch phong phú.

Trong thời gian vừa qua, việc quảng bá những hình ảnh trải nghiệm tại Bản Ven đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều phƣơng tiện thông tin đại chúng. Những nội dung này sẽ đƣợc đƣa lên những website nói về du lịch nhƣ yenthe.bacgiang.gov.com; bacgiangtourism.gov.vn; những bài viết trên trang mạng xã hội Facebook hoặc qua những phóng sƣ về nét văn hóa, cuộc sống của ngƣời dân trên các kênh truyền hình.

Tích cực mời các hãng lữ hành ở địa phƣơng đến khảo sát xây dựng chƣơng trình du lịch tại Bản.

Tuy nhiên, theo tham vấn ý kiến của một số du khách thì marketing của Bản Ven chƣa hiệu quả, số lƣợng thông tin chƣa nhiều và nội dung lặp đi lặp lại, không có sự đổi mới. Theo những vị khách này, công tác quảng bá , đặc biệt là qua internet, chƣa cuốn hút họ ngay từ lần đầu tiên và họ đến chủ yếu qua lời mời và sự giới thiệu của bạn bè. Theo khảo sát trên số đông du khách, có 44% lƣợng du khách biết đến Bản Ven thông qua internet và 56% biết đến thông qua bạn bè.

2.4.5 Về chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

Hệ thống các dịch vụ ở Bản Ven trong một vài năm trở lại đây đã có những bƣớc chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, dịch vụ bổ sung dành cho khách hầu nhƣ chƣa có, còn khá nhỏ lẻ, chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ nên có thể sẽ ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả khai thác du lịch.

Cùng với đó, hệ thống giao thông cần phải mở rộng thêm, quy hoạch bãi đỗ xe phù hợp với quãng đƣờng di chuyển. Hệ thống nhà lƣu trú, nhà vệ sinh, công tác vệ sinh môi trƣờng, nghiệp vụ lễ tân cần đƣợc quan tâm đầu tƣ hơn nữa.

Về cơ sở bán hàng lƣu niệm còn ít, mặt hàng chƣa đa dạng. Tại đây các mặt hàng cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ mặt hàng lƣu niệm chủ yếu là chè chƣa có sự mở rộng.

2.4.6. Về vấn đề bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Xã hội ngày càng phát triển , con ngƣời cũng dần thay đổi để bắt kịp xu thế . Chính vì vậy , những vùng miền núi, vùng cao nơi có ngƣời dân tộc sinh số , nơi lƣu giữ những nền văn hóa đặc sắc của đất nƣớc cũng thay đổi. Bản Ven - xã Xuân Lƣơng là một địa điểm có 6 dân tộc anh em chung sống: Kinh, Cao Lan, Tày, Nùng, Giao, Sán dìu. Nên bản sắc văn hóa nơi đây rất phong phú và đặc sắc. Nhƣng qua thời gian , ngày càng mai một không còn lƣu giữ đƣợc các nét văn hóa nguyên bản.

SVTH : Lê Thị Tuyết Lớp : Việt Nam Học 2

Ở Bản Ven, dân tộc Cao Lan chiếm đa số nên nền văn hóa ở đây tôn thờ Phật giáo, Nho giáo nhƣng đậm nét là việc thờ cúng tổ tiên. Về nơi ở, nhà của ngƣời Cao Lan mƣờng tƣợng nhƣ con “trâu thần”. Bốn cột chính tƣợng trƣng cho bốn chân, dui mè là xƣơng sƣờn, nóc nhà đƣợc coi là sống lƣng.

Ngoài ra, Hát sli,hát lƣợn là sinh hoạt văn hoá không thể thiếu trong đời sống tinh thần của ngƣời Tày, Nùng ở nơi đây. Xƣa kia, vào những phiên chợ, ngày rằm tháng Tám âm lịch, dịp tháng Giêng, khắp nơi mở hội, trai gái dân tộc Tày, Nùng rủ nhau thành nhóm đi hát sli, hát lƣợn. Họ vui hát ở đám cƣới, mừng sinh nhật, hát dọc đƣờng đi, con trai hát theo về nhà con gái…

Với ý nghĩa, giá trị độc đáo, từ năm 1998 đến nay, chỉ còn ở huyện Lục Ngạn lƣu giữ và lấy ngày 18/02 là ngày “ Hội hát dân ca giữa các dân tộc “. Nhằm tạo nên nét đẹp văn hoá riêng ở huyện vùng cao, góp phần bảo tồn di sản văn hoá dân tộc.

2.4.7. Mối liên kết giữa BQL – các hãng lữ hành – cộng đồng dân cư bản địa trong hoạt động du lịch cộng đồng tại Bản Ven.

Một trong những kênh kết nối và truyền thông hiệu quả nhất đó là các hãng lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh và bán chƣơng trình du lịch. Khi các hãng lữ hành tƣ vấn sự hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều so với việc truyền thông theo cách thông thƣờng. Vậy làm cách nào để kết nối với các hãng lữ hành chuyên khách trong nƣớc và quốc tế? Đó là một trong những hƣớng mà Ban quản lý (BQL) cần lƣu tâm và sớm tổ chức những cuộc gặp doanh nghiệp lữ hành, tổ chức Famtrip khảo sát tuyến điểm nhằm kết nối doanh nghiệp kinh doanh lữ hành biết đến bản Ven và đƣa vào bộ chƣơng trình du lịch của doanh nghiệp mình.

Việc tổ chức khảo sát các điểm du lịch của Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch Bắc Giang cũng nhƣ Huyện Yên Thế đã giới thiệu, quảng bá kêu gọi các nhà đầu tƣ. Nhƣng bản Ven vẫn là một điểm đến mang tính tiềm năng, là địa điểm chƣa đƣợc đầu tƣ mở rộng nên các hãng lữ hành chƣa chú trọng nhiều đến cộng với

việc điểm đến chƣa đáp ứng đƣợc các tiêu chí dành cho khách yêu cầu cao về chất lƣợng dịch vụ.

Hiện BQL, cũng nhƣ trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch của tỉnh từ trƣớc tới hiện tại cũng chƣa tổ chức Famtrip nhằm kết nối doanh nghiệp và các hãng lữ hành đến với bản Ven.

2.5. Đánh giá cơ hội và thách thức trong việc phát triển du lịch cộng đồng ởBản Ven

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại bản VEN , xã XUÂN LƢƠNG, HUYỆN yên THẾ, TỈNH bắc GIANG (Trang 63 - 69)