6. Kết cấu luận văn
1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan
Ngoài những yếu tố khách quan đã đề cập, còn có nhiều yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN. Vì vậy, việc xác định, đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố là rất cần thiết. Thông thường có thể xem xét các nhân tố chủ quan sau đây:
Việc xác định cơ cấu nguồn vốn kinh doanh bất hợp lý
Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh thể hiện thành phần và tỷ trọng của từng nguồn vốn kinh doanh trong tổng nguồn vốn kinh doanh mà doanh nghiệp huy động và sử dụng trong một thời điểm nhất định. Nếu doanh nghiệp huy động vốn kinh doanh từ nguồn vốn kinh doanh vay quá nhiều trong khi không sử dụng triệt để nguồn vốn kinh doanh chủ sở hữu thì không những không phát huy tác dụng của vốn kinh doanh mà còn tăng chi phí sử dụng vốn kinh doanh và làm rủi ro tài chính gia tăng.
Doanh nghiệp cần xác định nhu cầu vốn kinh doanh hợp lý và đúng đắn là cơ sở để tổ chức các nguồn tài trợ và đáp ứng kịp thời đầy đủ VKD cho hoạt động của DN được tiến hành bình thường và liên tục. Nếu xác định thiếu chính xác nhu cầu, cơ cấu tài trợ vốn kinh doanh bất hợp lý sẽ gây ra tình trạng nhiều vốn kinh doanh giả tạo, khâu thì thiếu vốn kinh doanh làm ngừng sản xuất, khâu lại thừa vốn kinh doanh làm ứ đọng và giảm tốc độ luân chuyển, gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Công tác tổ chức sử dụng vốn
Doanh nghiệp nếu tổ chức sử dụng vốn kinh doanh yếu kém, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, vật tư không phù hợp với quy trình sản xuất, không đúng tiêu chuẩn chất lượng sẽ khiến cho việc sử dụng gặp nhiều khó khăn. Vốn kinh doanh lưu động dùng cho việc mua sắm tài sản cố định, dự trữ nhiều lãng phí, không tận dụng hết các loại phế phẩm, nguyên nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp không cao và ngược lại.
Công tác quản lý vốn
Nếu doanh nghiệp biết quản lý vốn kinh doanh một cách chặt chẽ, theo dõi từng loại vốn kinh doanh cũng như sự vận động của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách cụ thể thì sẽ hạn chế được tình trạng mất, hỏng các loại tài sản dẫn đến hao hụt vốn kinh doanh và ngược lại.
Việc lựa chọn phương án tổ chức SXKD
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng VKD. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp sản xuất theo nhu cầu thị trường và theo mục tiêu lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương án sản xuất để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, thiết kế đẹp, giá thành thấp, được thị trường chấp nhận, hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Ngược lại, với phương án sản xuất kinh doanh thất bại sẽ làm cho sản phẩm được sản xuất không thể bán được, điều đó cũng có nghĩa là vốn kinh doanh bị ứ đọng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Quản lý và tổ chức yếu kém sẽ không phối hợp được các khâu sản xuất kinh doanh, dẫn đến tăng chi phí thất thoát vốn, thậm chí có thể bị thua lỗ kéo dài làm mất vốn. Ngược lại đội ngũ quản lý có trình độ cao, nhạy bén kịp thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, biết tổ chức một khoa học, hợp lý sẽ không chỉ tổ chức cho hoạt động kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, tiết kiệm thời gian, chi phí, gia tăng năng suất cao mà còn đảm bảo quản lý tốt khâu thanh toán, hạn chế tình trạng vốn kinh doanh ứ đọng, bị chiếm dụng, tránh nguy cơ mất vốn.
Với những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, mỗi nhân tố đều có những tác động tích cực và tiêu cực nhất định. Do đó, trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tuỳ tình hình thực tế của mình để nắm bắt và phân tích mức độ, chiều hướng tác động, trên cơ sở đó để ra các biện pháp hữu hiệu nhằm tận dụng ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế tác động tiêu cực của từng nhân tố để bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG VŨ