Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu TRƯƠNG VIỆT HƯNG-1906185014- QLKT - K1 (Trang 42 - 44)

2.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế

Hình 2.1 Bản đ quy hoạch t ng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Đông Triều năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

(UBND Thị xã Đông Triều) Đông Triều là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, nằm ở trung tâm của vùng tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hạ Long, Hải Phòng và thủ đô Hà Nội. Những lợi thế về vị trí địa lý sẽ cho phép thị xã Đông Triều phát triển các hoạt động kinh tế, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trong những năm qua, thị xã Đông Triều là một trong những địa phương phát triển nhanh nhất của tỉnh Quảng Ninh, nhờ việc tận dụng lợi thế về tài nguyên than và đất sét dồi dào. Bên cạnh diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và các làng nghề truyền thống, Đông Triều còn là nơi phát tích của Vương triều nhà Trần, và từng là

trung tâm văn hóa Phật giáo của Việt Nam, gắn liền với triều đại Trần. Vị trí chiến lược quan trọng ở cửa ngõ phía Tây của Quảng Ninh và ở vị trí giáp ranh giữa ba tỉnh là điều kiện vô cùng thuận lợi để Đông Triều phát triển kinh tế. Nền kinh tế của thị xã Đông Triều đang tăng trưởng vững chắc với động lực chính là sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác than và sản xuất vật liệu xây dựng, đóng góp 70% giá trị sản xuất của thị xã.

Tài nguyên thiên nhiên phong phú

Thị xã Đông Triều được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là than đá, đất sét, cát giúp tạo đà cho phát triển công nghiệp xi măng, gốm sứ, vật liệu xây dựng và năng lượng. Ngoài ra, thị xã Đông Triều còn là một vùng đất có ý nghĩa lịch sử đối với người dân Việt Nam, là trung tâm văn hóa của nhà Trần nói riêng và của Phật giáo Việt Nam nói chung.

Than nằm chủ yếu ở các xã: Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông, Hoàng Quế, Yên Thọ, Tràng Lương, Bình Khê và phường Mạo Khê. Theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam, Đông Triều sẽ vẫn là một trung tâm sản xuất than với kế hoạch mở rộng và xây dựng mới các mỏ trong 15 năm tới. Thị xã Đông Triều cũng rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như đất sét, cao lanh và đá vôi. Đất sét được sử dụng để sản xuất gốm, sành sứ và làm gạch phân bổ tập trung chủ yếu ở các xã Bình Dương, Việt Dân, Tràng An, Yên Thọ, Bình Khê, Yên Đức, Kim Sơn, Hoàng Quế. Trữ lượng đá vôi được phân bố chủ yếu ở xã Hồng Thái Tây, Yên Đức và chủ yếu sử dụng để sản xuất xi măng. Mỏ đá vôi Tân Yên có trữ lượng lên đến 350 triệu m3.

Giàu các di sản văn hóa tầm cỡ Quốc gia

Nguồn tài nguyên quan trọng khác của thị xã Đông Triều là sự phong phú của các di sản văn hóa cấp Quốc gia, trong đó có một số di sản giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nhà nước đã công nhận Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều với 14 điểm di tích nổi tiếng là di tích Quốc gia đặc biệt, bên cạnh đó là các di tích được xếp hạng Quốc gia như: chùa Bắc Mã, đình – chùa Hổ Lao, chùa Mỹ Cụ, di tích

danh thắng Yên Đức. Điều này tạo ra tiềm năng lớn thu hút đầu tư cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh và du lịch sinh thái.

2.1.1.2 Địa hình, địa chất

Đông Triều vừa có đồi núi vừa có đồng bằng ven sông, phía bắc và tây bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông triều, phía nam là vùng đồng bằng ven sông. Nhìn chung địa hình Đông Triều được chia thành 3 vùng chính:

+ Vùng đồi núi phía bắc: Gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, độ cao trung bình từ 300 – 400 m, đỉnh cao nhất là Am Váp 1.031 m, đoạn giữa đứt gãy tạo thành thung lũng lớn Bình Khê – Tràng Lương. Đất đai vùng này phù hợp với phát triển rừng, trồng cây ăn quả, cây dược liệu và chăn nuôi đại gia súc.

+ Vùng giữa: Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng đồng bằng phía nam, bao gồm các khu vực phía bắc quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến Hồng Thái Đông, địa hình đồi thấp xen kẽ đồng bằng, có nguồn gốc là đất phù sa cổ, phù hợp với phát triển cây lâu năm, cây công nghiệp và trồng lúa.

+ Vùng đồng bằng phía nam: Bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng phía nam quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông, địa hình khá bằng phẳng. Đất đai vùng này tương đối phì nhiêu, chủ yếu do phù sa sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc bồi đắp tạo thành, phù hợp với trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

Một phần của tài liệu TRƯƠNG VIỆT HƯNG-1906185014- QLKT - K1 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w