động đầu tư công
Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán là một phương pháp chủ yếu nhằm điều chỉnh hoạt động ĐTC diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. Hiệu lực của hoạt động thanh tra, kiểm tra chính là hiệu lực QLNN trong định hướng, điều chỉnh, xử lý sai phạm phát sinh.
Hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động ĐTC không chỉ của các cơ quan QLNN, mà còn của cả hệ thống chính trị và của người dân trong địa phương. Vốn ĐTC từ NSNN là tiền của dân, người dân có quyền kiểm tra, giám sát chính quyền trong việc sử dụng từng đồng vốn.
Nhằm để hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát ĐTC tại Đông Triều thật sự có hiệu lực, hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thanh tra, kiểm tra tất cả quy trình thực hiện của tổ chức, cá nhân trong việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, điều chỉnh tổng mức đầu tư và phân bổ, sử dụng nguồn vốn ĐTC; quá trình thực hiện dự án; nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là các dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư lớn, các dự án quan trọng, tập trung vào những khâu yếu kém, dễ xảy ra tiêu cực, phát hiện và làm rõ, xử lý nhanh, dứt điểm, nghiêm minh các sai trái, vi phạm.
- Công bố công khai các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về ĐTC, phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc
trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật; đề xuất với UBND thị xã có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý, sử dụng vốn ĐTC.
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm toán: Kiểm toán Nhà nước Khu vực XIII, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Tài chính, Thanh tra Sở KH&ĐT…đảm bảo thanh tra toàn diện, tiết kiệm thời gian, không chồng chéo, hạn chế lãng phí và đảm bảo hiệu quả. Đồng thời, có chế tài xử lý nghiêm đối với đoàn thanh tra trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, nếu có hành vi dung túng cho các sai phạm, nể nang, né tránh, thiếu khách quan.
- Kiện toàn bộ máy và lực lượng thanh tra, kiểm tra công tác QLNN về ĐTC; đảm bảo tính độc lập, khách quan cho hoạt động thanh tra; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, có phẩm chất đạo đức tốt và trung thực.
- Đẩy mạnh hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, cần tổ chức giám sát, tư vấn - phản biện và giám định xã hội của Mặt trận Tổ quốc, của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, của cộng đồng đối với các dự án quan trọng, có tác động lớn đến đời sống của người dân.
- Với chức năng, thẩm quyền được giao, phòng KH&ĐT phải chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy mạnh công tác giám sát, đánh giá đầu tư, kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm trong quá trình quản lý và thực hiện dự án ĐTC. Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư của các sở, ngành chức năng phải được thực hiện thường xuyên, thực chất, khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý, nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư gắn trách nhiệm của người có thẩm quyền với trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư tại các sở, ngành và các chủ đầu tư. Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin
nắm bắt tình hình thực hiện các chương trình, dự án ĐTC của các chủ đầu tư, có sự chia sẻ và phối hợp trong việc cung cấp thông tin giữa các cơ quan QLNN về ĐTC và các cơ quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát đánh giá đầu tư. - Khuyến khích, khen thưởng, bảo vệ, đề cao hoạt động giám sát của cộng đồng, các đoàn thể, hiệp hội, các cơ quan báo chí đối với hoạt động tại các dự án, nhằm phát hiện, ngăn chặn, phòng, chống, tham nhũng, thất thoát, lãng phí NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về ĐTC
KẾT LUẬN
Qua nội dung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn đạt được một số kết quả như sau:
- Nghiên cứu tổng quan về hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư, đặc biệt là đầu tư công.
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn thị xã Đông Triều, đánh giá những hạn chế và tồn tại.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong tương lai. Hy vọng những giải pháp nêu trên sẽ góp phần nhỏ vào công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư tại thị xã Đông Triều để nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển trong những năm tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài chính (2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016), Quyết định về việc công bố công khai số liệu dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, Hà Nội 2016.
[2]. Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, Chỉ thị 09/CT-UBND ngày 26/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng nguồn vốn đầu tư công, Quảng Ninh 2015.
[3]. GS.TS Vương Đình Huệ, Thực hiện chủ trương cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, Hà Nội 2014.
[4]. Huỳnh Quốc Thuấn, Quản lý nhà nước về dự án đầu tư xây dựng tại huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2015
[5]. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), số liệu báo cáo 2016, Hà Nội 2016 [6]. Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu [7]. Nguyễn Văn Chọn, Kinh tế đầu tư xây dựng, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội 2003.
[8]. Nguyễn Đức Kiên, Tái cơ cấu đầu tư công để phát triển bền vững, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội 2014
[9]. Nguyễn Thị Ngọc Hân, Vai trò của nhà nước đối với đầu tư công ở Việt Nam,
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Hà Nội 2010.
[10]. Nguyễn Thụy Hải, Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 2014.
[11]. PGS, TS Vũ Thị Kim Oanh và TS Nguyễn Thị Việt Hoa, Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội 2016.
[12]. Phòng Tài Chính – Kế hoạch thị xã Đông Triều, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội thị xã Đông Triều các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016, Đông Triều 2016.
[13]. Quốc Hội, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội về việc ban hành Luật Đâu tư công. Hà Nội 2014.
[15]. Thân Đăng Phong, Quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 2013.
[16]. Thông tư số 09/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
[17]. Thủ Tướng Chính phủ, Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội 2015.
[18]. Thủ Tướng Chính phủ, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng vốn đầu tư tại các địa phương, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, Hà Nội 2015.
[19]. Trần Thị Thanh Hương, Quản lý nhà nước về đầu tư công của tỉnh Hà Giang,
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Hà Nội 2015,
[20]. TS.Vũ Thành Tự Anh, Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công - Thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, Hà Nội 2013
[21]. TS. Nguyễn Thị Phú Hà, Tác động của Luật Đầu tư công, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 18/2014, Hà Nội 2014
[22]. TS.Vũ Cương, Tăng cường hiệu lực của hệ thống quản lý đầu tư công theo tinh thần Luật Đầu tư công tại Việt Nam, Hà Nội 2014
[23]. UBND tỉnh Quảng Ninh, Công văn số 6463/UBND-XD4 ngày 28/10/2015 về việc thanh toán vốn đầu tư từ nguồn NSNN, Quảng Ninh 2015.
[24]. UBND tỉnh Quảng Ninh, Công văn số 7978/UBND-XD4 ngày 28/12/2015 về việc chỉ đạo triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2016 và tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư, Quảng Ninh 2015.
[25]. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái, Đầu tư công thực trạng và tái cơ cấu, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội 2011.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Danh sách một số chính sách ưu đãi và cải cách thủ tục hành chính, cải thiện đầu tư của tỉnh Quảng Ninh
+ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 03/12/2016 của Tỉnh ủy về phương hướng nhiệm vụ năm 2017, trong đó xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh trành cấp tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ.
+ Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2017 cũng xác định: cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo tinh thần Nghị quyết 19 của Chính phủ.
+ Kế hoạch số 2641/KH-UBND ngày 24/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Quảng Ninh năm 2017.
+ Kế hoạch số 2979/KH-UBND ngày 28/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ và Kết luận của Thủ tường chính phủ với mục tiêu phấn đầu đến hết năm 2017 có 15.430 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Chương trình số 3180/Ctr-UBND ngày 09/5/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, Ban, Ngành và Địa phương (DDCI) thuộc tỉnh Quảng Ninh năm 2017.
+ Quyết định số 2165/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bội dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Ninh năm 2017.
+ Quyết định số 2895/2015/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ và ưu tiên đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
+ Quyết định số 3640/2016/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh về quy định chi tiết thi hành một số Nội dung của Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 27/7/2016 của HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trọe gia định, tổ chức, cá nhân đưa gia súc gia cầm vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.
+ Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung.
+ Nghị quyết số 48/2016/NQ-HĐND ngày 7/12/2016 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020.
+ Quyết định số 102/2017/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 4204/2015/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020.
+ Quyết định số 889/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định điều kiện áp dụng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020 theo Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
+ Nghị quyết 43/2016/NQ-HĐND ngày 7/12/2016 về một số cơ chế tài chính khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020.
+ Dự thảo Quyết định ban hành chính sách hỗ trợ lãi xuất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải đầu tư phương tiện, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
+ Dự thảo Nghị quyết ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
PHỤ LỤC 2: Phương án phân b chi tiết vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021- 2025 của thị xã Đông Triều
TT Nội dung Kế hoạch vốn giai đoạn 2021- 2025 (triệu đồng) T ng số 833.808
A Trích dự phòng 10% vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025 62.592
B Vốn bố trí giai đoạn 2021-2025 771.215
I Các chương trình, dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 498.855
1 Các nhiệm vụ chi đầu tư đã được cụ thể hóa cần ưu tiên 443.816
- Thanh toán nợ đọng XDCB đối với các dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán 42.000
- Đền bù GPMB và đầu tư hạ tầng đất dân cư mới 326.672
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn kiểu mẫu 46.244
- Vốn chuẩn bị đầu tư 28.900
2 Kế hoạch vốn phân bổ chi tiết cho các công trình, dự án 55.039
- Đối ứng ODA
- Đối ứng các dự án thực hiện theo hình thức PPP
- Công trình, dự án khác chuyển tiếp sang giai đoạn 2017-
2020 20.200
- Công trình, dự án khởi công mới giai đoạn 2016-2017 34.839
II Các chương trình dự án khởi công mới giai đoạn 2021- 2025 272.360
1 Bảng điện tuyên truyền 9.700
2
Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản suất theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp(Hạ tầng sản xuất vùng tập trung Bình Dương, Bình Khê, Hưng Đạo, Tràng An, Kim Sơn, Hồng Thái Đông, Hồng Phong, An Sinh)
34.955 3 Nạo vét, xây dựng hệ thống tiêu thoát nước thải khu vựcsông Nguyễn 3.000
4 Tràn Bình Khê - Tràng Lương 15.000
5 Tràn An Sinh 7.000
6 Nâng cấp tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, phường Mạo Khê (từ ngã 4 Hoàng Thạch vào nhà máy xi măng Hoàng
Thạch); Hạng mục: Thảm nhựa mặt đường bê tông 11.400 7
Nâng cấp tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, phường Mạo Khê (từ ngã 4 Hoàng Thạch vào đuờng tàu); Hạng mục: Thảm
8 Nâng cấp tuyến đường từ nhà văn hoá thôn Trạo Hà đến trường cấp 3 Đông Triều, phường Đức Chính; Hạng mục:
Đường bê tông, mương thoát nước 6.450
9 Tháo dỡ tạo cảnh quan khu vực ngã 3 đường tránh phườngHưng Đạo 3.395