Nhóm hàng dệt may trong VKFTA tuân thủ quy tắc “Cắt, May và Hoàn thiện sản phẩm” hay còn gọi là “Từ cắt may trở đi”. Theo đó, chỉ cần hoạt động Cắt, May và Hoàn thiện sản phẩm được thực hiện trong khu vực FTA thì thành phẩm sẽ được coi là “có xuất xứ” theo FTA đó.
1.4.3.2. Quy tắc tỉ lệ tối thiểu ( Deminimis)
Hiệp định có quy định về Tỷ lệ tối thiểu (De Minimis) 10%, cụ thể với mặt hàng dệt may, hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã HS vẫn được coi là có xuất xứ nếu trọng lượng của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứngtiêu chí chuyển đổi mã HS không được vượt quá 10% tổng trọng lượng hàng hóa, hoặc trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ nói trên không được vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa
Như vậy, mỗi hiệp định thương mại tự do đều đặt ra những thách thức và yêu cầu riêng đối với ngành dệt may Việt Nam. Quy tắc xuất xứ của hiệp định VKFTA và VN-EAEU có phần giống nhau, nới lỏng hơn nhiều so với hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP và EVFTA. Nếu hiệp định CPTPP vẫn còn là thách thức rất lớn khi nguyên liệu đầu vào phải đáp ứng yêu cầu “ từ sợi trở đi” hoặc tuân thủ nguồn cung thiếu hụt vô cùng khắt khe thì hiệp định EVFTA là một hướng đi mới, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam để tiếp cận tới thị trường Châu Âu dễ dàng hơn với quy tắc chủ đạo “ từ vải trở đi”.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, người viết đã trình bày cơ sở lý thuyết chung về quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại tự do và những quy định cơ bản của quy tắc này đối với hàng dệt may.
Chương 1 cũng giới thiệu tổng quan về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Châu Âu (EVFTA). Trong đó, đề tài nghiên cứu tập trung những quy định được nêu cụ thể trong hiệp định EVFTA. Bên cạnh đó, tại chương này, người viết cũng đề cập đến nội dung quy tắc xuất xứ hàng dệt may được quy định trong hiệp định EVFTA. Qua đó, tác giả đưa ra sự so sánh những điểm khác biệt của quy tắc xuẩ xứ trong hiệp định này với các hiệp định khác, mà cụ thể là CPTPP, VN- EAEU FTA, VKFTA.
CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG EU VÀ NỘI DUNG QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG DỆT
MAY TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA