2.1.3.1. Năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam - Thị phần xuất khẩu của ngành dệt may
Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam
Đơn vị tính: tỷ USD Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam- Bộ Công Thương(2016- 2020)
Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy ngành dệt may Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng dao động từ 8-13% mỗi năm. Đặc biệt năm 2018, ngành ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất giai đoạn 2016- 2020 là 36,2 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2017. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2020 đã từng được dự báo là một năm bùng nổ của ngành dệt may Việt Nam khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đi vào thực thi. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến cho mức tăng trưởng của toàn ngành dệt may giảm thấp nhất trong suốt 25 năm qua.
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2020
Nguồn Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020- Bộ Công Thương
Năm 2020, xuất khẩu hàng dệt, may của Việt nam đạt 29,81 tỷ USD, giảm 9,2% so với năm 2019. Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch lớn nhất trong số các thị trường, đạt 13,99 tỷ USD, giảm 5,8% so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 46,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may của cả nước. đứng thứ hai là thị trường Eu, đạt 3,08 tỷ USD, giảm 11,7% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may. Tiếp đến là thị trường nhật Bản đạt 3,53 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm trước và chiếm 11,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may. Xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 2,86 tỷ USD, giảm 14,8% và chiếm 9,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may (Phụ lục 1).
Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Việt Nam chiếm trên 20% thị phần hàng may mặc vào Hoa Kỳ. Một trong những nguyên nhân là việc các nhãn hàng may mặc đã và đang chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt nam nhằm tránh ảnh hưởng của cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung. Nhìn chung năm 2020, xuất khẩu dệt may
sang hầu hết thị trường giảm so với năm 2019. Giảm nhiều phải kể đến một số thị trường như Tanzania giảm 77%; Angola giảm 75%; Argentina giảm 44%; Senegan, Philippines, Slovakia cùng giảm hơn 39%; một số thị trường châu Âu giảm đáng kể khác như Anh, Hy Lạp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Na-uy, Áo giảm từ 28 - 37%.
- Nguồn lao động dồi dào
Với dân số hơn 97 triệu người (năm 2020), Việt Nam là một nước đang ở trong giai đoạn dân số vàng, lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số trên 50% (Tổng cục Thống kê, 2019), tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn hiện nay khoảng 1,33%. Nguồn nhân lực trẻ gắn với những điểm mạnh như sức khỏe tốt, năng động, tiếp thu nhanh những công nghệ mới, di chuyển dễ dàng. Nếu được bồi dưỡng về văn hóa, đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn sẽ góp phần tăng năng suất lao động cùa Việt Nam. Như vậy có thể thấy, nguồn nhân lực của Việt Nam hiện tại chỉ có thể đem lại lợi thế cạnh tranh về mặt số lượng và ở phẩm chất nghề nghiệp. Hai lợi thế này tạo tiền đề để phát triển về mặt chất lượng, phát triển yếu tố cơ bản thành cao cấp, phổ thôngthành chuyên biệt, đây sẽ là một vấn đề cấp thiết cần được ưu tiên giải quyết.
- Chi phí lao động thấp, giá bán thành phẩm cạnh tranh
Đặc thù ngành dệt may là ngành thâm dụng khá nhiều lao động. Chi phí lao động là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến việc các doanh nghiệp dệt may quyết định đầu tư và lựa chọn các đối tác để sản xuất sản phẩm dệt may. Mức lương mà người lao động ngành dệt may Việt Nam nhận được so với thế giới là tương đối thấp. Ngoài ra, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, diện tích giáp biển lớn và gần công xưởng gia công nguyên liệu thế giới là Trung Quốc. Vì vậy, chi phí mua nguyên liệu đầu vào không cao. Như vậy, chi phí trả cho người lao động và chi phí mua nguyên liệu đầu vào không cao, dẫn đến giá thành của sản phẩm may mặc của nước ta rất cạnh tranh.
- Chính sách nhà nước tác động đến sản phẩm dệt may
Tình hình chính trị tại Việt Nam luôn ổn định và bản thân nhà nước Việt Nam cũng nhận thấy ngành dệt may là ngành có lợi thế góp phần đáng kể trong gia tăng
kim ngạch xuất khẩu trong nước. Đảng và Chính Phủ luôn dành những chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Dệt May Việt Nam phát triển. Chính yếu tố ổn định về chính trị cũng là điều kiện thu hút các nhà đầu tư đến với Việt Nam, góp phần đẩy mạnh năng lực cạnh tranh các mặc hàng may mặc trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Hàng loạt các dự án đầu tư của nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may của Việt Nam.
2.1.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Châu Âu
- Cơ chế chính sách kiểm soát hàng may mặc nhập khẩu của EU
Chính sách bảo hộ sản xuất nội khối : Nhằm tránh sự thâm nhập mạnh vào thị trường may mặc từ các nước khác trên Thế giới, EU đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước, đồng thời đưa ra nhiều tiêu chuẩn, quy định khắt khe đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát triển xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này.
Tuy nhiên cơ hội phát triển dành cho ngành hàng dệt may nước ta là không hề nhỏ. Ngành dệt may của châu Âu đang có xu hướng chuyển dần sang các khu vực khác nên nhau cầu nhập khẩu hàng may mặc hiện nay là rất lớn. Các nhà nhập khẩu châu Âu luôn tìm kiếm những thị trường có khả năng cung cấp loại hàng này vừa rẻ vừa đẹp. Họ luôn cố gắng hạ giá thành sản phẩm tới mức thấp nhất tại nơi đặt cơ sở gia công. Đây chính là một lợi thế của dệt may Việt Nam do lực lượng lao động trong khu vực này rất dồi dào, giá nhân công lại thấp.
- Những yếu tố khách quan bất khả kháng: khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, thiên tai...
Thế giới đang trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế, đứt gãy nguồn cung ứng do đại dịch Covid-19. Liên minh Châu Âu là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới. Do đó, ngành dệt may Việt Nam cũng trải qua nhiều thách thức lớn trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang Châu Âu. Cụ thể, trong quý I/2020, ngành dệt may đối diện với nguồn cung bị gián đoạn do thiếu hụt ảnh hưởng
đến sự ổn định của một doanh nghiệp và công ăn việc làm của người lao động. Bên cạnh đó, sức mua của người tiêu dùng thay đổi quá nhanh, hàng loạt các hệ thống bán lẻ, siêu thị và các của hàng trên toàn cầu bị đóng cửa, các nhãn hàng thanh toán chậm… đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình ổn định sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy, ngành Việt Nam cần ngày càng hoàn thiện để ứng phó, thích nghi với những khó khăn khách quan đến từ thị trường mục tiêu.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam trong việc thực hiện quytắc xuất xứ mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EU