Hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động TTQT tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). (Trang 84 - 87)

2025, tầm nhìn 2030

3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động TTQT tại ngân hàng

Thực hiện nghiệp vụ TQTT tập trung tại các Trung tâm TTTM là xu hướng chung của các ngân hàng hiện đại trên thế giới và đang là mô hình phổ biến tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Agribank chuyển đổi mô hình tổ chức nghiệp vụ TTQT và thành lập trung tâm TTTM là phù hợp trong bối cảnh chuyển đổi hiện nay. Thêm nữa, mô hình TTQT phân tán hiện tại của Agribank đang bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế, thậm chí tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Agribank đến từ những bất cập và hạn chế trong khâu tổ chức hoạt động TTQT, chất lượng và trình độ của cán bộ xử lý nghiệp vụ TTQT... Tổ chức lại hoạt động TTQT theo hướng tập trung sẽ tăng độ chuyên nghiệp khi tư vấn khách hàng, giảm rủi ro khi xử lý chứng từ, nhận diện tốt hơn các giao dịch có dấu hiệu lừa đảo gian lận thương mại, giảm tỷ lệ điện lỗi và sai sót điện hoặc sai sót về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, tăng tỷ lệ thanh toán an toán cho

Agribank do đội ngũ cán bộ xử lý được tập trung về 1 đầu mối, chất lượng nhân sự tốt hơn về mặt chuyên môn.

Việc chuyển đổi mô hình sang Trung tâm TTTM tập trung giúp Agribank tiết kiệm chi phí đầu tư về cơ sở vật chất tại chi nhánh, tiết kiệm chi phí liên quan đến sử dụng nguồn nhân lực TTQT dàn trải, tiết kiệm tài nguyên công nghệ. Như vậy, mô hình tập trung sẽ giúp Agribank tiết kiệm chi phí và tối đa hóa hiệu quả hoạt động.

Khi tập trung hoạt động TTQT, Agribank sẽ có điều kiện chú trọng hơn vào chất lượng nhân sự tại Trung tâm TTTM, xây dựng đội ngũ cán bộ tại Trung tâm tuy số lượng có thể không nhiều nhưng được đào tạo chuyên sâu về TTQT và TTTM. Nhân sự có chuyên môn cao giúp nâng cao khả năng tư vấn khách hàng, đổi mới quan niệm của khách hàng về trình độ cán bộ TTQT của Agribank, tiến gần hơn mục tiêu xây dựng nhân sự chất lượng, chuyên nghiệp trong quá trình hiện đại hóa Agribank. Tập trung được nguồn lực, kiểm soát được toàn bộ hoạt động của mảng TTQT và TTTM, tránh rủi ro và sai sót tác nghiệp, định mức được thời gian xử lý giao dịch, nâng cao năng suất lao động và chất lượng giao dịch, giúp tăng uy tín và nâng cao thương hiệu. Chi nhánh phát huy được năng lực mở rộng thị trường và khách hàng vì chỉ tập trung vào nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, thẻ, tiếp thị mà không phải tập trung xử lý nghiệp vụ TTQT, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ cho khách hàng, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chất lượng cao và đồng đều, giảm chi phí hoạt động do cắt giảm nhân sự và chi phí tác nghiệp tại các chi nhánh.

Thực hiện hoạt động TTQT tập trung sẽ giúp Agribank thực hiện tốt hơn các chủ trương, định hướng về hợp tác với các định chế tài chính, đối tác nước ngoài trong việc phát triển các SPDV TTQT và TTTM cũng như các lĩnh vực khác.

Agribank cần xác định hệ thống Quản trị nội dung, lựa chọn giải pháp phù hợp để đáp ứng cho mô hình xử lý TTQT tập trung.

- Xây dựng yêu cầu chi tiết và quy trình thực hiện trong hệ thống Quản trị nội dung và hệ thống IPCAS phù hợp với Quy trình xử lý nghiệp vụ TTQT tập trung.

- Nâng cấp hệ thống SWIFT của Agribank nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển điện của Trung tâm TTTM theo mô hình xử lý tập trung.

- Xây dựng hệ thống trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của mô hình xử lý tập trung tại cả Trung tâm TTTM cũng như tại chi nhánh.

Việc xử lý tập trung cho phép các ngân hàng áp dụng công nghệ mới, quản lý dữ liệu, xử lý tập trung và hình thành một mạng lưới phân phối sản phẩm thông qua hệ thống các chi nhánh. Nhờ đó, các ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chất lượng cao và đồng đều, với chi phí thấp nhất, giảm thiểu rủi ro, rút ngắn thời gian xử lý giao dịch. Nói cách khác, tập trung hoá giải quyết được đồng thời cả 2 vấn đề: lợi ích của khách hàng và quản trị ngân hàng.

Về phía khách hàng, ngoài việc được hưởng chất lượng dịch vụ như nhau, dù ở bất kỳ nơi nào (vì đều xử lý tại một trung tâm), tốc độ xử lý nhanh vì trung tâm xử lý là đầu mối duy nhất kết nối trực tiếp với nước ngoài, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí. Điều quan trọng nhất là khách hàng nhận được tư vấn trong mọi tình huống của những chuyên gia về TTTM, quyền lợi của khách hàng được bảo vệ một cách tốt nhất.

Về phía ngân hàng, được hưởng lợi thế về tính kinh tế của quy mô (quy mô càng lớn, giá thành càng thấp), tiết kiệm lao động và giảm chi phí hoạt động do cắt giảm nhân sự và chi phí tác nghiệp tại các chi nhánh. Chi nhánh chỉ thực hiện công tác tiếp thị và triển khai bán sản phẩm cho khách hàng. Chi phí đào tạo cán bộ làm TTTM cũng giảm do không phải đào tạo dàn trải các chi nhánh trong hệ thống mà sẽ tập trung đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ tại Trung tâm xử lý, (tập trung đào tạo cán bộ chuyên sâu về chất lượng thay vì số lượng).

Các giao dịch được xử lý tại Trung tâm TTTM có tính chuyên môn hoá cao giúp định mức được thời gian xử lý, đánh giá được năng lực và trình độ cán bộ thông qua các tiêu chí cụ thể như: số lượng giao dịch được một cán bộ xử lý trong một khoảng thời gian nhất định, mức độ khó của giao dịch, tỷ lệ lỗi vi phạm ..., từ đó có cơ chế quản lý định mức lao động và khoán tiền lương, nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng giao dịch cũng như chất lượng cán bộ.

Việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ TTQT mới, áp dụng chuẩn điện SWIFT cập nhật nhất, ứng dụng sản phẩm công nghệ thông tin, công nghệ Block chain, Al trí tuệ nhân tạo hoặc trang bị các phần mềm tra cứu vận

đơn sẽ dễ dàng và tiết giảm chi phí hơn do tập trung tại một đầu mối là Trung tâm TTTM. Việc thực hiện TTTM tập trung giúp thực hiện các chủ trương, định hướng về hợp tác với các định chế tài chính, đối tác nước ngoài tốt hơn.

Các rủi ro cũng được hạn chế nhờ hệ thống dữ liệu báo cáo và kiểm soát tập trung. Bộ phận tác nghiệp và bộ phận hậu kiểm đặt tại các phòng khác nhau nhưng cùng nằm trong một Trung tâm sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong khâu kiểm soát chéo, đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro.

Các quy trình, chính sách của ngân hàng được chuẩn hoá và áp dụng thống nhất tại Trung tâm xử lý, dễ dàng áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng ISO, nâng cao tính chuyên nghiệp, từ đó khẳng định được thương hiệu của một ngân hàng thương mại lớn trong quá trình hội nhập.

Bên cạnh đó còn là việc tiết kiệm tài nguyên mạng, giảm số lượng user (người sử dụng) truy cập hệ thống, do đó tốc độ xử lý của hệ thống kỹ thuật sẽ nhanh hơn. Ngoài ra, việc dễ dàng nâng cấp hệ thống kỹ thuật và tiết kiệm chi phí khi nâng cấp hệ thống kỹ thuật cũng là một ưu điểm do chỉ cần đầu tư chi phí phần cứng/phần mềm tại Trung tâm, cắt giảm chi phí này tại các chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). (Trang 84 - 87)