Quan điểm chỉ đạo

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. (Trang 73)

Quan điểm trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới mà Tỉnh đề ra là tập trung cho cơ sở, gắn xây dựng nông thôn mới với thực hiện đồng bộ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” giai đoạn 2017- 2020 và Đề án đưa 22 xã, 11 thôn đặc biệt khó khăn (mà nay là 17 xã và 54 thôn) ra khỏi chương trình 135. Nhờ đó mà năm 2017, đã có thêm 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 145% kế hoạch (vượt kế hoạch 5 xã). Đặc biệt, TP Cẩm Phả, TP Uông Bí được Trung ương công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, nâng tổng số cấp huyện đạt chuẩn NTM và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM lên 4 địa phương (Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều và Cô Tô), đạt 31,7%.

Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc. Xây dựng nông thôn mới đảm bảo “Hiệu quả, Toàn diện và Bền vững”, tiếp tục hướng tới nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn; trong đó, người dân là chủ thể thực hiện Chương trình, với cách làm từ nhà ra ngõ, từ thôn đến xã, lấy sản xuất nông nghiệp sạch và an toàn sinh học, thân thiện với môi trường làm nền tảng gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn và phù hợp với quá trình đô thị hóa hướng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ, lấy việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân làm thước đo hiệu quả của Chương trình; tiếp tục đầu tư nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”; đẩy mạnh công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường để xây dựng nông thôn mới bền vững; tiếp tục đột phá, sáng tạo những cách làm và hướng đi mới.

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)