Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. (Trang 70)

Nghị quyết số 01-NQ/TU bao hàm nội dung về xây dựng nông thôn mới, là chương trình lớn, toàn diện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cơ chế quản lý chương trình mặc dù đã có hướng dẫn nhưng còn một số nội dung chưa sát với thực tế. Quá trình triển khai thực hiện đồng loạt trên diện rộng, không qua làm điểm để đánh giá rút kinh nghiệm nên còn gặp khó khăn trong giai đoạn đầu tổ chức thực hiện; Nhu cầu đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ở khu vực nông thôn cần nguồn vốn lớn, song đối với thành phố Uông Bí là đơn vị tự cân đối ngân sách, điều kiện nguồn lực ngân sách có hạn; nhất là từ năm 2016 đến nay, trong điều kiện kinh tế khó khăn, nguồn lực từ ngân sách đầu tư cho chương trình không đáp ứng được yêu cầu; Mặt khác, do trình độ dân trí ở khu vực nông thôn còn những hạn chế nhất định, có sự

chênh lệch lớn giữa nông thôn với thành thị, trong giai đoạn đầu triển khai nghị quyết địa phương chưa quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền nên một bộ phận cán bộ, nhân dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước trong xây dựng nông thôn mới, không nhận thức được chủ thể xây dựng nông thôn mới chính là nhân dân và hưởng lợi từ Chương trình cũng là nhân dân.

Từ những hạn chế trên có thể thấy được nguyên nhân chính của các hạn chế đó:

Thứ nhất: cần phân cấp quản lý vốn trong chương trình xây dựng nông thôn

mới một cách phù hợp không giàn trải, đúng nội dung, mục đích tránh thất thoát gây lãng phí nguồn kinh phí.

Thứ hai: thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch phân bổ vốn trong chương

trình xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba: triển khai các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý kinh tế xây

dựng nông thôn mới một cách hợp lý.

Thứ tư:tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý kinh tế trong xây dựng nông

Kết luận chương 2

Với thực trạng trong công tác quản lý kinh tế trong xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã Thượng Yên Công cho thấy việc quản lý của các cấp chính quyền hiện nay còn có các hiện tượng chạy thành tích dẫn đến nợ đọng vốn xây dựng thậm chí có nơi còn lãng phí, thất thoát vốn, chất lượng công trình đầu tư hạn chế... điều nay đòi hỏi cần phải có các giải pháp phù hợp, đồng bộ hơn nhằm quản lý kinh tế trong xây dựng nông thôn mới một cách hiệu quả.

Bên cạnh những thành quả đạt được trong công tác công tác quản lý kinh tế trong xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã Thượng Yên Công thì còn có một vài hạn chế cần được khắc phục mà nguyên nhân chủ yếu là do:

Thứ nhất: cần phân cấp quản lý vốn trong chương trình xây dựng nông thôn

mới một cách phù hợp không giàn trải, đúng nội dung, mục đích tránh thất thoát gây lãng phí nguồn kinh phí.

Thứ hai: thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch phân bổ vốn trong chương

trình xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba: triển khai các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý kinh tế xây

dựng nông thôn mới một cách hợp lý.

Thứ tư:tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý kinh tế trong xây dựng nông

thôn mới.

Để có thể giải quyết những vấn đề trên tác giả xin đưa ra một số giải pháp ở chương 3 của luận văn này, để có thể nâng cao hơn chất lượng quản lý kinh tế trong xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã Thượng Yên Công nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, TP. UÔNG BÍ 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí giai đoạn 2021-2025

3.1.1. Quan điểm chỉ đạo

Quan điểm trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới mà Tỉnh đề ra là tập trung cho cơ sở, gắn xây dựng nông thôn mới với thực hiện đồng bộ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” giai đoạn 2017- 2020 và Đề án đưa 22 xã, 11 thôn đặc biệt khó khăn (mà nay là 17 xã và 54 thôn) ra khỏi chương trình 135. Nhờ đó mà năm 2017, đã có thêm 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 145% kế hoạch (vượt kế hoạch 5 xã). Đặc biệt, TP Cẩm Phả, TP Uông Bí được Trung ương công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, nâng tổng số cấp huyện đạt chuẩn NTM và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM lên 4 địa phương (Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều và Cô Tô), đạt 31,7%.

Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc. Xây dựng nông thôn mới đảm bảo “Hiệu quả, Toàn diện và Bền vững”, tiếp tục hướng tới nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn; trong đó, người dân là chủ thể thực hiện Chương trình, với cách làm từ nhà ra ngõ, từ thôn đến xã, lấy sản xuất nông nghiệp sạch và an toàn sinh học, thân thiện với môi trường làm nền tảng gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn và phù hợp với quá trình đô thị hóa hướng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ, lấy việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân làm thước đo hiệu quả của Chương trình; tiếp tục đầu tư nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”; đẩy mạnh công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường để xây dựng nông thôn mới bền vững; tiếp tục đột phá, sáng tạo những cách làm và hướng đi mới.

3.1.2. Mục tiêu

+ Mục tiêu chung:

Theo nội dung xây dựng nông thôn mới của xã Thượng Yên Công giai đoạn 2021-2025:

Giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Uông Bí chỉ còn 01 xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Do vây xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2021-2025 phải đạt được những mục tiêu như sau: duy trì giữ vững các kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2010-2020, để đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn giàu có và thịnh vượng, tiệm cận với khu vực đô thị; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại và kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa; kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ, trình độ sản xuất tiên tiến, nông dân chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường, cảnh quan, không gian nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; quốc phòng và an ninh trật tự được giữ vững.

+ Mục tiêu cụ thể

- Giữ vững danh hiệu xã Nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đối với xã Thượng Yên Công.

- Phấn đâu 100% số thôn đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới áp dụng đối với cấp thôn theo quy định là 8/8 thôn. Năm 2020 đã đạt được 04 thôn; năm 2021 đạt 01 thôn, năm 2022 đạt 01 thôn, năm 2023 phấn đấu đạt 02 thôn còn lại.

- Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân tăng ít nhất 2,0 lần so với năm 2020 vào cuối năm 2025.

- Phát triển mới ít nhất 2 tổ chức kinh tế là doanh nghiệp và Hợp tác xã tham gia chương trình OCOP.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện việc quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí

Với kinh nghiệm được rút ra từ 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Bình sau 10 xây dựng nông thôn mới bằng các giải pháp cụ thể đã có nhiều đổi mới theo hướng khang trang, hiện đại, nhiều công trình hạ tầng nông thôn đã được xây mới, nâng cấp đảm bảo đạt chuẩn; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng lên, môi trường có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tiếp tục có chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có được những kết quả trên tỉnh

Hưng Yên và Thái Bình đã phải trải qua 10 năm xây dựng và đúc rút một số kinh nghiệm cụ thể:

Một là, xây dựng nông thôn mới phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát năng động sáng tạo của các cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị các cấp.

Hai là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào xây dựng nông thôn mới.

Ba là, phải bám sát định hướng xây dựng nông thôn mới của Nhà nước; vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Bốn là, kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách cho phù hợp với nguồn lực, điều kiện thực tế của địa phương và nguyện vọng của người dân. Thực hiện phân cấp cho cơ sở trong thực hiện, nhất là cộng đồng dân cư và quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành.

Năm là, xác định người dân là chủ thể - người trực tiếp làm, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện và được hưởng lợi kết quả.

Do đó tác giả đã áp dụng các kinh nghiệm trên để đưa ra một số giải pháp cụ thể cho việc quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nôngthôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí như sau:

3.3.1. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý kinh tế trong xây dựng NTM

Việc tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý nhà nước và phát hiện xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp vi phạm các quy định của nhà nước về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ tài nguyên, môi trường; các hành vi lợi dụng dân chủ cản trở việc thực hiện quy hoạch, triển khai các công trình, dự án đầu tư làm chậm tiến độ thi công gây thiệt hại kinh tế của nhà nước, các nhà đầu tư và ảnh hưởng sự phát triển của địa phương.

Kiểm tra, giám sát việc quản lý thực hiện chương trình và chế độ báo cáo hàng năm. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của Xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên trên địa bàn Xã. Ban Kinh tế xã l chủ trì và tham mưu quản lý kinh tế về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của Thành phố do đó giúp Ban Chỉ đạo xã chỉ đạo thực hiện Chương trình;

UBND xã chủ trì và phối hợp với các phòng, ban liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình; đôn đốc và thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình của các thôn trên địa bàn. Văn phòng có nhiệm vụ điều phối thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Xã giúp việc cho Ban chỉ đạo, thực hiện một số nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do Xã thực hiện.

Ủy ban nhân dân cấp xã có vai trò: Tổ chức triển khai, quản lý kinh tế các chương trình trên địa bàn; phân công, phân cấp trách nhiệm của từng bộ phận trong việc tổ chức thực hiện chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cấp dưới. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã có nhiệm vụ giúp Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Đảng bộ, chi bộ ở cơ sở là nòng cốt, là hạt nhân lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở địa phương, giúp cho Ban Chỉ đạo xã quản lý, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn xã. Ban quản lý xây dựng NTM xã có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu như: Tổ chức xây dựng quy hoạch, công bố quy hoạch, đề án, kế hoạch tổng thể và kế hoạch đầu tư xây dựng NTM của xã; Thực hiện các đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; Là chủ đầu tư các dự án, nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã; Chỉ đạo các Ban phát triển thôn trong việc thực hiện các nội dung xây dựng NTM trên địa bàn thôn..

Muốn lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã được thành công cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với các nội dung:

- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát xây dựng nông thôn mới:

+ Xây dựng chương trình hoạt động công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước các cấp về xây dựng nông thôn mới;

+ Phân công cấp ủy viên và các cơ quan tham mưu giúp việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát;

+ Chỉ đạo Ủy ban kiểm tra của cấp ủy hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ; + Quan tâm và tạo điều kiện để Ban giám sát cộng đồng hoạt động có hiệu quả;

+ Chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa Ủy ban kiểm tra với với các lực lượng có liên quan để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

+ Nghe báo cáo và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; giải quyết kịp thời các kiến nghị của tổ chức đảng cấp dưới.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát xây dựng nông thôn mới + Kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong đảng bộ, chi bộ về việc chấp hành các chủ trương, Nghị quyết, của Đảng, cấp ủy cấp trên và cấp mình; chính sách pháp luật nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong đó có nội dung về xây dựng nông thôn mới đối với cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu các tổ chức đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

+ Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của Xã chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng, tiến độ, hiệu quả Chương trình trên địa bàn tỉnh. Căn cứ mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 và điều kiện thực tế của Xã, chỉ đạo Ban chỉ đạo các thôn xây dựng các chỉ tiêu đạt được theo tiến độ từng năm, từng giai đoạn và kết thúc Chương trình để làm cơ sở giám sát, đánh giá kết quả Chương trình trên địa bàn toàn tỉnh.

+ Ban Chỉ đạo xây dựng NTM Xã chỉ đạo các đơn vị, Ban Chỉ đạo các thôn thường xuyên tổ chức kiểm tra thực hiện Chương trình; tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá về Phòng kinh tế thành phố.

+ Ban Chỉ đạo xây dựng NTM Xã chỉ đạo các ban, ngành, thôn khu, các đơn vị liên quan tạo điều kiện để HĐND địa phương, Mặt trận Tổ quốc và cơ quan đoàn thể xã hội, cộng đồng tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực hiện Chương trình.

+ Chủ trì phối hợp với các ban ngành liên quan đề xuất kế hoạch và tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hàng năm, giữa kỳ và khi kết thúc Chương trình.

+ Phối hợp với Kiểm toán nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm toán thực hiện Chương trình hàng năm trình các cấp ban nghành quyết định.

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)