Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển nôngthôn mớ

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. (Trang 41 - 44)

2.2.2.1 Công tác chỉ đạo

Sau khi Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 của BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 được ban hành.

Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã Uông Bí (nay là thành phố Uông Bí) đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 14/12/2010 về việc xây dựng nông thôn mới thị xã Uông Bí; Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Uông Bí (nay là thành phố Uông Bí); hàng năm Thành uỷ, HĐND đã ban hành các Nghị quyết cụ thể về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thành ủy Uông Bí đã ra Quyết định số 88-QĐ/TU ngày 24/12/2010 của BCH Đảng bộ về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Thành phố; UBND Thị xã (nay là thành phố Uông Bí) ra Quyết định số 4896/QĐ-UBND ngày 26/12/2010 về việc thành lập Ban xây dựng nông thôn mới Thị xã; Thông báo số 01/TB- BXDNTM ngày 26/12/2010 về việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban xây dựng Nông thôn mới.

Đảng ủy, HĐND, UBND 02 xã đã ban hành các Nghị quyết, văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới; thành lập Ban chỉ

đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015; thành lập Ban xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban xây dựng Nông thôn mới. Hàng năm Đảng uỷ, HĐND 02 xã đã ban hành các Nghị quyết cụ thể về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thành phố Uông Bí xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng, toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội, do vậy các đơn vị đều phải quyết tâm thực hiện cao và đặt lộ trình cụ thể để hoàn thành chương trình. Các phòng ban, ngành, đoàn thể đều xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động riêng để tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ 2010-2015.

Bám sát quan điểm của Nghị quyết, BCH Đảng bộ Thành phố tập trung lãnh đạo và có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, Thành uỷ thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới gồm 28 thành viên, do đồng chí Bí thư Thành ủy làm Trưởng ban. Các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo được phân công phụ trách địa phương, theo từng lĩnh vực cụ thể thường xuyên xuống cơ sở để chỉ đạo, nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn, huy động nguồn lực hỗ trợ cho Chương trình tại 2 xã.

UBND Thành phố thành lập Ban xây dựng nông thôn mới gồm 16 thành viên, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để tổ chức thực hiện cụ thể các nội dung theo từng tiêu chí, chỉ tiêu.

Triển khai thực hiện phong trào Chung sức xây dựng nông thôn mới ở tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội; MTTQ và các Đoàn thể đã xây dựng Chương trình thống nhất hành động về xây dựng nông thôn mới, làm nòng cốt cho triển khai sâu rộng trong toàn Thành phố. Những kết quả tích cực ban đầu trong đóng góp ủng hộ 02 xã xây dựng nông thôn mới đã được nhân lên bằng nhiều phong trào thiết thực như: “Công nông liên minh trong xây dựng nông thôn mới”, “Thành thị giúp đỡ nông thôn”, “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Doanh nghiệp đồng hành xây dựng nông thôn mới”. Tính đến thời điểm hiện tại MTTQ và các Đoàn thể, Ban chỉ huy quân sự, các doanh nghiệp đã chung sức ủng hộ chương trình xây dựng nông thôn mới hơn 15 tỷ đồng.

Công tác kiểm tra, giám sát được duy trì và thực hiện nghiêm túc, trong quá trình triển khai thực hiện, các phòng, ban chuyên môn thường xuyên kiểm tra, giám sát việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới. Cơ quan Thường trực Chương trình (phòng Kinh tế) phối hợp với các phòng, ban hàng năm kiểm tra việc

thực hiện của các địa phương. Ngoài ra còn có các cuộc thanh tra, kiểm tra của các sở, ban, ngành tỉnh về từng lĩnh vực riêng trong quá trình thực hiện chương trình.

Có thể khẳng định rằng, việc ban hành Nghị quyết số số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 của BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã thể hiện nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh nói chung và của Thành phố nói riêng. Công tác chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, toàn diện và sáng tạo. Công tác quán triệt nghị quyết và truyền thông được thực hiện tốt, đa dạng về hình thức, phong phú, sâu sắc về nội dung và rộng rãi đến đảng viên, quần chúng nhân dân. Đã phát huy vai trò làm chủ của nhân dân theo tinh thần sự nghiệp cách mạng thuộc về quần chúng nhân dân, làm thay đổi nhận thức, hành động, tạo được phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.

2.2.2.2. Công tác triển khai các học tập, quán triệt và tuyên truyền, vận động thực hiện Nghị quyết của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.

Có 100% các Chi, Đảng bộ trực thuộc Thành phố được tổ chức học tập, quán triệt các Nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, Nghị quyết số 01-NQ/TU và các Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố về xây dựng nông thôn mới, việc triển khai học tập đảm bảo cụ thể, sát thực tiễn, được thực hiện tới chi bộ, chi đoàn, chi hội, các cơ quan, đơn vị, thôn, xóm...

Cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở đã tích cực tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; thường xuyên đổi mới phương thức tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, mở rộng các kênh thông tin về Chương trình xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò của các cơ quan thông tin tuyên truyền; phát động triển khai phong trào "chung sức xây dựng nông thôn mới", gắn với các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua dân vận khéo, "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”...

Tổ chức hội nghị tuyên truyền tại xã, phường về Đề án xây dựng nông thôn mới; kẻ vẽ 40 khẩu hiệu panô; 124 bản tin; 144 áp phích tại trụ sở xã, các điểm dân cư, nhà văn hóa thôn; phát trên 2.000 tờ rơi tuyên truyền chương trình xây dựng nông thôn mới đến nhân dân; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; 02 xã đã công bố bản đồ Quy hoạch trên các panô khổ lớn tại trụ sở xã và các nhà văn hóa thôn, Báo Quảng Ninh mỗi tháng đăng 4 bài viết và 5 bản tin về Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố; Tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm công tác phối hợp

giữa UBND Thành phố với các đoàn thể chính trị xã hội của Thành phố trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Phối hợp với Ban xây dựng nông thôn mới Tỉnh tổ chức 09 lớp tập huấn về chương trình xây dựng nông thôn mới, về Luật hợp tác xã 2012, Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm với trên 500 lượt người tham gia; phối hợp với các sở, ngành mở 07 lớp tập huấn đào tạo nghề cho 375 lượt người tham gia tại 02 xã Điền Công và Thượng Yên Công.

Công tác triển khai thực hiện tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đã làm chuyển biến căn bản nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân với sự đồng thuận và quyết tâm cao về xây dựng chương trình xây dựng nông thôn mới.

2.2.3. Nội dung của quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới trong chương trình xây dựng nông thôn mới cuả Chính quyền xã Thượng Yên Công

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)