Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nhân sự để thu hút và phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh. (Trang 33 - 36)

(1). Ổn định nhân sự trong doanh nghiệp

Một doanh nghiệp thay đổi nhân sự liên tục luôn cho thấy sự lủng củng trong cung cách quản lý, khiến người lao động không an tâm gắn bó lâu dài. Điều này

không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp mà còn tạo hình ảnh truyền thông không tốt.

Quản trị nhân sự là người giữ vai trò trung gian cân bằng quyền, nghĩa vụ và lợi ích giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Một chính sách hoàn toàn có lợi cho một bên sẽ dẫn đến hậu quả mất ổn định nhân sự, vì vậy, cân đối, đàm phán, giải trình để đôi bên cùng hài lòng về những gì mình nhận được so với những gì cống hiến cho doanh nghiệp chính là nhiệm vụ của nhà quản trị nhân sự.

(2). Tuyển dụng đúng người, bố trí đúng việc

Sàng lọc ứng viên là công việc mang tính quyết định cho sự hợp tác lâu dài giữa ứng viên và doanh nghiệp. Tuyển dụng đúng người sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị và hiệu suất hoạt động. Chính vì vậy, các doanh nghiệp rất chú trọng tạo lợi thế cạnh tranh cho mình thông qua việc chiêu mộ nhân tài.

Trong số những ứng viên phù hợp có thể nhận ra một hoặc hai ứng viên giỏi nhất đều nhờ vào tài nhận xét và nhìn người của nhà quản trị nhân sự. Một nhân viên giỏi có thể góp phần nâng cao hiệu suất cho doanh nghiệp gấp 4 lần so với nhân viên bình thường.

(3). Xây dựng đội ngũ làm việc nhóm hiệu quả

Làm việc theo nhóm, theo bộ phận là hình thức tổ chức doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Sự gắn kết các thành viên trong nhóm chính là nguồn năng lượng đóng góp hiệu quả cho thành công trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả làm việc của người quản trị nhân sự trong việc nhóm làm việc hiệu quả cần chú ý những điều sau:

•Bố trí ai phối hợp cùng ai trong một nhóm để đạt mục đích chung cao nhất

•Phát huy tối đa năng lực của họ trong những khía cạnh mà nhóm đang cần

•Hạn chế tối đa những mâu thuẫn có thể xảy ra…

(4). Khen thưởng, bồi thường dựa trên kết quả công việc

Ai cũng muốn được khen thưởng nhiều và không bao giờ muốn phải bồi thường, đây là tâm lý chung của mọi người lao động. Tuy nhiên, để mọi người lao động đều có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao phó, chính sách khen thưởng, bồi thường luôn được phòng nhân sự xây dựng đầy đủ.

Khi người lao động nhìn thấy đồng nghiệp được khen thưởng, họ hoàn toàn đồng ý và sẽ cố gắng phấn đấu để mình cũng nhận được đánh giá tốt như vậy. Ngược lại, khi phải bồi thường cho sai phạm của mình cũng sẽ tâm phục khẩu phục. Để người lao động không khiếu nại hay tị nạnh lẫn nhau, người quản trị nhân sự cần đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong mọi đánh giá trước khi đưa ra quyết định.

(5). Đào tạo, huấn luyện nâng cao cho nhân viên

Cơ hội thăng tiến chính là yếu tố thúc đẩy sự phấn đấu của nhân viên mạnh mẽ nhất. Một vị trí cao hơn, lương thưởng phúc lợi tốt hơn, đảm bảo cuộc sống ổn định lâu dài sẽ luôn giữ chân nhân tài hiệu quả.

Đặc biệt những nhân sự giỏi tại vị trí quản lý cao khi đã được chiêu mộ, họ luôn muốn có cơ hội học tập, cập nhật xu thế liên tục để tiếp tục giữ vững phong độ tài giỏi của mình.

Muốn như vậy, nhà quản trị nhân sự cần tổ chức những khóa học nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn để người lao động có cơ hội rèn luyện thực tế chuyên sâu.

Thông thường, những khóa học do Bệnh viện cung cấp kinh phí, người lao động đều sẽ có cam kết về thời gian phục vụ sau khi kết thúc khóa học. Điều này là hợp lý và mang tính bảo đảm cho cả đôi bên.

(6). Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng

Mọi nỗ lực cố gắng đều cần nhà quản trị nhân sự đánh giá, ghi nhận để làm tấm gương cho những nhân viên khác noi theo.

Tuyệt đối không nên để tình trạng thiên vị, nâng đỡ bất cứ ai một cách thiếu căn cứ, điều này sẽ gây tâm lý hoang mang, bất mãn và xuất hiện hiệu ứng bất hợp tác trong công việc.

Trong doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp lớn ít nhiều sẽ có những nhân sự gia nhập thông qua sự “gửi gắm” của người trong doanh nghiệp hoặc đôi tác.

Nhà quản trị nhân sự giỏi cần biết cách dung hòa để nhân tài thực lực luôn được ghi nhận sự cống hiến của họ, đồng thời những nhân viên được “gửi gắm” được sắp

xếp vị trí phù hợp, giúp họ giành lấy thành công bằng sự hoàn thiện năng lực mỗi ngày.

Các mục tiêu trên có thể quy tụ thành các mục tiêu cơ bản, quyết định sự tồn tại của một đơn vị đó là đảm bảo nguồn nhân sự có chất lượng, trình độ để thực hiện công việc và có thái độ chấp hành, trung thành với đơn vị đồng thời đạt được sự ổn định nhân sự.

Với mục tiêu đó thì các tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự là nguồn nhân sự có chất lượng, trình độ và đạt được sự ổn định trong giai đoạn đề ra các mục tiêu đó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nhân sự để thu hút và phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh. (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w