Hệ điều hành

Một phần của tài liệu 525 đề cương bài giảng hệ thống nhúng bùi trung thành, 119 trang (Trang 72 - 73)

B – 1: So sánh đặc điểm của CISC và RISC

4.1. Hệ điều hành

Nguồn gốc ra đời của hệ điều hành là để đảm nhiệm vai trò trung gian để tương tác trực tiếp với phần cứng của máy tính, phục vụ cho nhiều ứng dụng đa dạng. Các hệ điều hành cung cấp một tập các chức năng cần thiết để cho phép các gói phần mềm điều khiển phần cứng máy tính mà không cần phải can thiệp trực tiếp sâu. Hệ điều hành của máy tính có thể thấy nó bao gồm các drivers cho các ngoại vi tích hợp với máy tính như card màn hình, card âm thanh... Các công cụ để quản lý tài nguyên như bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi nói chung. Điều này tạo ra một giao diện rất thuận lợi cho các ứng dụng và người sử dụng phát triển phần mềm trên các nền phần cứng đã có. Đồng thời tránh được yêu cầu và hiểu biết sâu sắc về phần cứng và có thể phát triển dựa trên các ngôn ngữ bậc cao.

Hình 4-1: kiến trúc hệ điều hành

Hệ thống điều hành bản chất cũng là một loại phần mềm nhưng nó khác với các loại phần mềm thông thường. Sự khác biệt điển hình là hệ thống điều hành

được nạp và thực thi đầu tiên khi hệ thống bắt đầu khởi động và được thực hiện trực tiếp bởi bộ xử lý của hệ thống. Hệ thống điều hành được viết để phục vụ điều khiển bộ xử lý cũng như các tài nguyên khác trong hệ thống bởi vì nó sẽ đảm nhiệm chức năng quản lý và lập lịch các quá trình sử dụng CPU và cùng chia sẻ tài nguyên.

Tóm lại, hệ điều hành thực chất chính là một giao diện quan trọng, giao tiếp trực tiếp với tầng phần cứng cấp thấp phục vụ cho cả người sử dụng cũng như các chương trình ứng dụng thực thi trên nền phần cứng hệ thống. Hơn nữa hệ điều hành còn có vai trò quan trọng trong việc đảm nhiệm 3 tác vụ nguyên lý chính: (1) Quản lý quá trình, (2) Quản lý tài nguyên, (3) Bảo vệ tài nguyên khỏi sự xâm phạm của các quá trình thực thi sai.

Một phần của tài liệu 525 đề cương bài giảng hệ thống nhúng bùi trung thành, 119 trang (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w