Qui trình phát triển

Một phần của tài liệu 525 đề cương bài giảng hệ thống nhúng bùi trung thành, 119 trang (Trang 99 - 100)

B – 1: So sánh đặc điểm của CISC và RISC

6.1 Qui trình phát triển

Quá trình phát triển phần mềm nhúng thực hiện theo chu trình sau: (1) Problem specification (2) Tool/chip selection (3) Software plan (4) Device plan (5) Code/debug (6) Test (7) Integrate

6.2Mô hình hoá sự kiện và tác vụ 6.2.1 Phương pháp mô hình Petrinet

vụ hay quá trình theo sự phụ thuộc nhân quả đã được phổ cập rộng rãi và được biết tới như ngày này với tên gọi là mạng Petri.

Mạng Petri được sử dụng phổ biến để biểu diễn mô hình và phân tích các hệ thống có sự cạnh tranh trong quá trình hoạt động. Một hệ thống có thể hiểu là một tổ hợp của nhiều thành phần và mỗi thành phần thì đều có các thuộc tính. Các thuộc tính đó có thể thay đổi và được đặc trưng bởi các biến trạng thái. Một chuỗi các trạng thái sẽ mô tả quá trình động của một hệ thống.

Mạng Petri thực sự là một giải pháp mô tả hệ thống động với các sự kiện rời rạc tác động làm thay đổi trạng thái của các đối tượng trong hệ thống theo từng điều kiện cụ thể trạng thái của hệ thống.

Mạng Petri được thiết lập dựa trên 3 thành phần chính: (1) Các điều kiện,

(2) các sự kiện, và (3) quan hệ luồng. Các điều kiện có thể là thoả mãn hoặc không thoả mãn. Các sự kiện là có thể xảy ra hoặc không. Và quan hệ luồng mô tả điều kiện của hệ trước khi sự kiện xảy ra.

Các điều kiện đòi hỏi phải thoả mãn để một sự kiện xảy ra hoặc chuyển trạng thái thực hiện thì được gọi là điều kiện trước (precondition). Các điều kiện mà được thoả mãn khi một sự kiện nào đó xảy ra thì được gọi là điều kiện sau (postcondition).

Một phần của tài liệu 525 đề cương bài giảng hệ thống nhúng bùi trung thành, 119 trang (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w