Xuất và định hướng cho tương lai

Một phần của tài liệu Tiểu luận ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị nhân lực (Trang 30 - 32)

- Không ngừng củng cố bộ máy quản lý nhân lực, cụ thể là các nhà quản lý về kiến thức công tác, kiến thức hỗ trợ cho nhân viên và khả năng xoay chuyển trong tình thế khó khăn.

- Vận dụng một cách có chọn lọc các lý thuyết về quản lý và công nghệ thông tin trong quản lý nguồn nhân lực, nhằm thúc đẩy hiệu quả sử dụng của nhà quản lý với những phát triển chung của tổ chức.

- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm học hỏi những gì mới lạ về quản lý nhân lực trong sự tiến bộ của thời đại công nghệ.

- Luôn luôn có tinh thần trau dồi đối với công nghệ thông tin mới và áp dụng chúng trong quản lý nhân lực, cũng như sự phát triển của tổ chức

- Đẩy mạnh và thích nghi với sự thay đổi của thời đại dù trước hay sau đại dịch COVID, luôn học hỏi và tìm kiếm những cái mới nhằm giải quyết những rào cản của giãn cách hay trì trệ của xã hội.

Tiểu kết chương III

Đây là chương cuối cùng của bài viết, nhằm đưa ra những giải pháp tốt nhất cho công tác quản lý đối với công nghệ thông tin. Trong sự phát triển của đất nước, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rất quan trọng, nó không chỉ hỗ trợ cho các tổ chức trong thời bình mà còn mang lại giá trị giải quyết cho các vấn đề cơ bản thời khủng hoảng, đồng thời nó đánh giá khả năng hội nhập của đất nước trong quá trình phát triển với thế giới.

KẾT LUẬN

Càng ngày, công nghệ càng có tác động sâu sắc đến quản lý nguồn nhân lực. Khi công nghệ phát triển, nó cũng sẽ buộc việc quản lý phải tiếp nhận những đường nét mới trong cả quy trình và hoạt động của nó. Công nghệ xuất hiện để đáp ứng nhu cầu thay đổi này được thực hiện theo cách hiệu quả nhất có thể, xem xét độ chính xác được cải thiện, khả năng truy cập thông tin nhanh chóng, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả và tái thiết kế chức năng nhân sự.

Vẫn còn nhiều câu hỏi về mục tiêu thực sự của ứng dụng công nghệ và các phản ứng mà chúng cho phép đối với nhu cầu thực sự của việc quản lý . Đúng là vẫn còn một số hạn chế đối với việc sử dụng và kết quả của nó. Tuy nhiên, vai trò của nó trong quản lý nguồn nhân lực cho phép chúng ta phản ứng nhanh hơn với những thay đổi và nhu cầu về quản lý, ví dụ, cho phép kiểm soát số lượng nhân viên, theo dõi và sàng lọc, đối sánh kỹ năng, đánh giá, phản hồi, lập kế hoạch nhân lực, lập kế hoạch phân công, giám sát kỹ năng, phân tích nhu cầu đào tạo và phân tích toàn cầu.

Bằng cách tập trung vào việc sử dụng công nghệ để không ngừng nâng cao chất lượng công việc. Công nghệ có thể cải thiện thông tin có sẵn cho nhân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho các quy trình nhân sự và làm cho chúng nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Chính vì thế một trong những đồng minh lớn nhất của quản lý nhân lực là công nghệ thông tin được áp dụng để giúp các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động chính xác và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải đối mặt với một số thách thức. Các chuyên gia, nhà quản lý nhân lực cần chuẩn bị cho tương lai bằng cách chuẩn bị cho những vai trò mới. Họ cần tích hợp công nghệ thông tin như một “dự án lớn” và là một thay đổi lớn đối với tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm nhận vai trò là đối tác kinh doanh, nhà phân tích dữ liệu, tư vấn nội bộ, tập trung vào các vấn đề chiến lược của công tác quản lý, cần thiết cho sự phát triển của con người, doanh nghiệp và tổ chức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị nhân sự - NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2008. 2. Trần Kim Dung (2006), Quản trị Nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội. 3. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004),Giáo trình quản trị nhân lực,

NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội

4. Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứngyêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường toàn cầu hóa

và hội nhập quốc tế, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

5. Tạ Ngọc Hải (2010), Một số nội dung về nguồn nhân lực và phươngpháp đánh

giá nguồn nhân lực, NXB Thông tin và Truyền thông.

6. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệpvừa và

nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường

Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Lê Văn Tâm, Ngô Kim Than (2008), Giáo trình Quản trị Nhân lực, NXB Thống kê.

8. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

9. Trần Thị Thu (2008), Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong các

Một phần của tài liệu Tiểu luận ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị nhân lực (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)