Sự tương quan giữa tính bền cấu trúc (SQ) và thời gian tối thiểu làm cho đất bị đóng váng (tmin.)

Một phần của tài liệu Noi dung dong vang (Trang 38 - 41)

PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện

3.2.3 Sự tương quan giữa tính bền cấu trúc (SQ) và thời gian tối thiểu làm cho đất bị đóng váng (tmin.)

Đất có cấu trúc kém hạn chế việc điều hoà chế độ nước và không khí trong đất ảnh hưởng tới quần thể sinh vật đất, quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và tích luỹ mùn cho đất (Ngô Thị Hồng Liên, 2006).

Tính bền cấu trúc kém dễ dẫn đến việc hình thành lớp váng trên mặt ruộng, sau khi mưa những lớp váng này dễ bị cứng lại giảm khả năng thoáng khí gây cản trở sự hô hấp của hệ rễ cây trồng, đồng thời làm tăng sự rửa trôi, xói mòn bề mặt, làm hạt khó nảy mầm. Sự hình thành nên lớp váng ở bề mặt (do sự bong đất mặt) thì thường được thấy nhiều hơn trên những vùng đất có hàm lượng thịt cao, hay cát mịn và hàm lượng sét của nó tương đối thấp (Trần Kim Tính, 2003).

Chế độ nước, không khí và cả nhiệt độ ở đất không có cấu trúc bị thay đổi mạnh theo chiều hướng bất lợi cho cây trồng, trong đất sẽ không có không khí hoặc rất ít, quá trình được đặc trưng chủ yếu là quá trình yếm khí, sức huy động dinh dưỡng bị kìm hãm, cây trồng bị nghẹt thở hay tổn thương do thiếu không khí (Nguyễn Văn Hoàng, 1989; Hồ Văn Thiệt, 2006).

Do đó, việc xác định thời gian tối thiểu gây cho đất bị đóng váng sau khi mưa là rất cần thiết để xác định mức độ đóng váng của các loại đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đưa ra những khuyến cáo cần thiết để người dân hạn chế đất bị đóng váng nhất là những vụ canh tác vào mùa mưa (vụ Hè Thu va Thu Đông), giúp cây trồng sinh trưởng bình thường, duy trì năng suất ổn định.

Kết quả phân tích mối tương quan giữa tính bền cấu trúc và thời gian đóng váng được thể hiện trong hình 9.

Hình 9. Biểu đồ biểu thị sự tương quan giữa tính bền cấu trúc (SQ) và tính thấm nước bão hoà của lớp váng (Ks)

Qua phân tích trên cho thấy tính bền và thời gian đóng váng có mối tương quan chặt được thể hiện qua sự tương quan thuận có phương trình tương quan y = 1,4838x+56,391, R2 = 0,6902. Sự tương quan này cho thấy khi tính bền trong đất càng cao thì thời gian đất bị đóng váng sau khi mưa hoặc sau khi tưới càng lâu, nguyên nhân là do đất có tính bền cao các hạt đất liên kết chặt chẽ và sẽ cần thời gian mưa dài và lượng mưa lớn thì các lực tác động của hạt mưa mới phá vỡ được cấu trúc đất.

Kết quả phân tích 20 mẫu đất các loại đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ có 10% mẫu đất có khả năng không bị đóng váng đối với những trận mưa kéo dài hơn 45 phút, 90% loại đất còn lại sẽ nhanh chóng đóng váng khi trận mưa kéo dài 45 phút.

Đáng chú ý, hơn 50% mẫu đất nghiên cứu bị đóng váng chỉ với cơn mưa dài 20 phút. Do đó, nông dân cần bảo vệ đất canh tác rau màu của mình tránh bị đóng váng bằng cách phủ đất bằng rơm rạ hoặc sử dụng màng phủ nông nghiệp. Vì vào mùa mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long thường xảy ra những cơn mưa kéo dài hơn 30 phút.

Một phần của tài liệu Noi dung dong vang (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w