PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện
3.2.1 Sự tương quan giữa hàm lượng chất hữu cơ và tính thấm bão hoà (Ks)
Kết quả phân tích mối tương quan giữa tính thấm bão hoà của lớp váng (Ks) và hàm lượng chất hữu cơ được thể hiện trong hình 7
Hình 7. Biểu đồ biểu thị sự tương quan giữa hàm lượng chất hữu cơ và tính thấm bão hoà (Ks)
Qua phân tích trên cho thấy hàm lượng chất hữu cơ và tính thấm bão hoà của lớp váng Ks có mối tương quan chặt với nhau được thể hiện qua sự tương quan thuận với phương trình tương quan y = 0,2582x+1,0054, R2 = 0,6614. Sự tương quan này cho thấy khi hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp thì tính thấm bão hoà của lớp váng càng thấp, do đất có mức độ đóng váng cao và ngược lại, khi hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng cao thì Ks càng tăng, vì đất có độ bền cao và do đó mức độ đóng váng thấp, nguyên nhân là do chất hữu cơ đóng vai trò như là cầu nối giữa các phần tử hạt đất, là tác nhân gắn kết các hạt đất lại. Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu: trên đất trồng cây lâu năm (Võ Thị Gương và ctv, 2005) đưa ra kết luận rằng chỉ số độ bền của đất được cải thiện khi đất được bón phân hữu cơ. Chất hữu cơ có vai trò trong việc cải thiện
các tính chất lý, hoá và sinh học đất và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng (Prihar et al, 1985).
Chất hữu cơ giúp duy trì tính bền cấu trúc đất do chất hữu cơ có tác dụng gắn kết các hạt đất lại với nhau, tạo nên cấu trúc bền vững, làm cải thiện độ xốp của đất, làm tăng tính thấm nước của đất, hạn chế sự rửa trôi, xói mòn đất, giúp cho cây thu hút dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Kết quả khảo sát 20 mẫu đất các loại đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ có 20% mẫu đất có hàm lượng chất hữu cơ khá, 80% còn lại là những loại đất nghèo chất hữu cơ, do người dân canh tác không có thói quen bón phân hữu cơ. Do đó, tính bền của của đất trồng rau màu ở các vị trí nghiên cứu không cao. Vì vậy, việc cung cấp chất hữu cơ là rất cần thiết để nâng cao tính bền cấu trúc đất, cải thiện năng suất cây trồng và giảm ô nhiễm môi trường.