PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện
3.2.2 Sự tương quan giữa tính bền cấu trúc (SQ) và tính thấm nước bão hoà của lớp váng (Ks)
lớp váng (Ks)
Tính bền của đất được xem như là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đất đai. Tính bền của đất có thể tác động mạnh mẽ đến đặc tính đất cả về hoá học và lý học (Lê Văn Khoa, 2003).
Tính bền của tập hợp các phần tử đất là đặc tính cấu trúc quan trọng của đất. Nó đo lường mức độ chịu đựng của đất dưới tác động của mưa, các lực cơ giới khi cày bừa hoặc khi tưới nước (Trần Bá Linh, 2004).
Đất trên vườn cây ăn trái và đất trồng rau màu độ bền đoàn lạp cao giúp đất ít bị rữa trôi hoặc đóng váng trong quá trình tưới, khả năng thấm và thoát nước tốt, giúp giảm ảnh hưởng của bệnh hại (Võ Thị Gương và ctv, 2005).
Tính bền cấu trúc đất phụ thuộc vào hàm lượng của chất hữu cơ, hàm lượng sét và các oxit sắt (Trần Kim Tính, 2003).
Kết quả phân tích sự tương quan giữa tính bền cấu trúc và tính thấm của lớp váng trên các vùng đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện trong hình 8.
Hình 8. Biểu đồ biểu thị sự tương quan giữa tính bền cấu trúc (SQ) và tính thấm nước bão hoà của lớp váng (Ks)
Qua phân tích tính bền và Ks cho thấy có mối tương quan chặt với nhau được thể hiện qua sự tương quan thuận với phương trình tương quan y = 5,5236x+70,36, R2 = 0,6398. Sự tương quan này cho thấy khi tính bền của đất càng cao thì tính thấm của lớp váng (Ks) càng tăng, nguyên nhân là do trong đất có tính bền cao các hạt đất liên kết chặt chẽ với nhau, giúp hạn chế khả năng đóng váng của đất, do đó tính thấm nước của đất tốt hơn.
Kết quả khảo sát 20 mẫu đất các loại đất trồng rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ có 45% mẫu đất có chỉ số tính bền cấu trúc (SQ) lớn hơn 100, 55% mẫu đất còn lại có tính bền nhỏ hơn 100 do người dân canh tác ít bón phân hữu cơ. Do đó, tính bền của nhiều vùng trồng rau màu không cao, tính bền cấu trúc đất không cao làm tăng mức độ đóng váng, giảm tính thấm dẫn đến mức độ rửa trôi bề mặt cao, gây thất thoát phân bón và chất dinh dưỡng. Vì vậy, việc cung cấp chất hữu cơ là rất cần thiết để nâng cao tính bền cấu trúc đất, cải thiện độ phì vật lý đất, nâng cao năng suất cây trồng.