Khuyến nghị của luận án

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) tác động của biến động dòng tiền đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 126 - 127)

Trước hết, BĐDT tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê với việc sử dụng nợ của DNNY. Kết quả này trước hết hàm ý các DN cần chú ý đến các hoạt động quản trị rủi ro nhằm giảm sự BĐDT. DTHĐ ổn định sẽ giúp các DN dễ dàng huy động nguồn vốn nợ, qua đó chủ động nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, trong trường hợp DN có BĐDT cao sẽ làm gia tăng chi phí và gặp khó khăn để vay nợ bên ngoài, những người quản lý DN nên thận trọng khi đưa ra quyết định thay đổi CTV, huy động thêm nguồn vốn vay nợ bên ngoài phù hợp nhằm đảm bảo không bị thiếu hụt nguồn tiền cho hoạt động kinh doanh. Đồng thời, các DNNY tại Việt Nam không nên sử dụng vay nợ nhiều để bổ sung cho sự thiếu hụt tiền mặt tạm

thời trong ngắn hạn, thay vào đó nên giảm sử dụng vốn cho các hoạt động đầu tư dài hạn.

Thứ hai, DN có CEO có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính sẽ làm yếu đi sự ảnh hưởng của BĐDT làm giảm việc sử dụng nợ trong CTV. Các CEO có kinh nghiệm về tài chính có xu hướng quản trị nguồn vốn theo cơ cấu vốn mục tiêu đã xây dựng. Đồng thời, các CEO này có thể huy động được nguồn vốn bên ngoài thậm chí khi các điều kiện tín dụng thắt chặt (Custódio and Metzger, 2014). Do đó, BĐDT cao, các CEO này tiếp tục tăng việc sử dụng nợ để đạt được cơ cấu vốn tối ưu. Kết quả này gợi ý rằng dưới góc độ chủ sở hữu DN có thể xem xét tuyển dụng các CEO dựa theo tiêu chí kinh nghiệm về tài chính cho phù hợp với các chính sách tài trợ của DN trong từng thời kỳ. Chẳng hạn như, các DN muốn duy trì chính sách tài trợ ổn định trong giai đoạn khó khăn kinh doanh, hoặc các DN gặp vấn đề về huy động nguồn vốn có thể tuyển dụng CEO có kinh nghiệm về tài chính. Ngoài ra, các DN trong giai đoạn trưởng thành của chu kỳ kinh doanh cũng có thể cân nhắc tuyển dụng CEO có kinh nghiệm tài chính để sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình khi có BĐDT.

Thứ ba, sở hữu của nhà nước sẽ làm giảm bớt sự tác động giảm của BĐDT đến việc sử dụng nợ của các DNNY. Do đó, các DN có sở hữu của nhà nước cần cân nhắc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn trong trường hợp BĐDT và sử dụng nợ ở mức cao để không ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động trong DN.

Cuối cùng, xét dưới góc độ độ lớn của DTHĐ kinh doanh, DN nên duy trì DTHĐ đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình. Khi đó, mặc dù BĐDT cao, DN vẫn có thể huy động các nguồn tài trợ bên ngoài để phục vụ cho các quyết định trong DN. Trường hợp DTHĐ của DN không đủ lớn, hay ở mức thấp, khi gặp BĐDT cao, DN cân nhắc giảm việc sử dụng nợ bên ngoài để giảm bớt chi phí, đồng thời tính toán đến việc thu hẹp sản xuất và điều tiết lại nguồn tiền hiện có sử dụng cho các hoạt động cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) tác động của biến động dòng tiền đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)