Bảng 2. 10 Quy mô chăn nuôi ở huyện Lý Nhân từ năm2017 – 2021

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 42 - 46)

rất chậm, chứng tỏ ngành SXNN huyện vẫn đang gặp khó khăn trong khâu tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định và chưa sử dụng hợp lý, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế về điều kiện tự nhiên và sản phẩm nông nghiệp có lợi thế về tính truyền thống, có khả năng mở rộng thị trường.

Nhìn chung, GTSX nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ có liên quan có tốc độ tăng trưởng khá ổn định và thường chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 97% GTSX nông nghiệp, thủy sản hàng năm huyện Lý Nhân. … Có thể nói SXNN đã góp phần cơ bản để ổn định thị trường, đời sống và đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Là ngành kinh tế hỗ trợ hiệu quả, bệ đỡ cho phát triển các ngành kinh tế khác. Bên cạnh cung cấp lương thực, thực phẩm còn đáp ứng một phần đáng kể nguyên liệu tại chỗ cung cấp cho công nghiệp chế biến như sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm (xay xát, chế biến, thịt, sữa, bún, kẹo, rau quả, dầu ăn,…, chế biến đồ hộp rau quả). Nguồn nguyên liệu trên địa bàn đã và đang góp phần trực tiếp thúc đẩy phát triển hoạt động ngành nghề khác trên địa bàn huyện.

2.2.2. Thực trạng CDCCKTNN theo ngành và nội bộ ngành

Với việc quy hoạch 2 Khu nông nghiệp ứng dụng CNC vào sản xuất với 370 ha, tổng nguồn vốn lên đến 812 tỷ đồng đã góp phần tích cực trong việc thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP trong nông nghiệp.

0.18 1.14 0.86 0.9 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 2020 - 2021

Tốc độ chuyển dịch ngành nông nghiệp theo góc độ lợi thế của vùng

Bảng 2. 4 Tốc độ tăng trưởng GDP trong ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2021

Đơn vị tính: % STT NĂM CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN (Năm trước = 100%)

1 2017 105,28

2 2018 105,56

3 2019 104,72

4 2020 104,3

5 2021 103,25

Nguồn: Tính toán của tác giả

GTSX nông – lâm nghiệp – thủy sản năm 2017 (giá so sánh năm 2010): 1.853 tỷ đồng, tăng thêm 93 tỷ đồng. đạt kế hoạch đề ra năm 2016. Năm 2018 GTSX nông nghiệp: 1.956 tỷ đồng, đạt 100,05% so với kế hoạch năm 2017, tăng 5,56% so với cùng kỳ. Năm 2019 GTSX nông nghiệp đã lên tới: 2.048,4 tỷ đồng, đạt 101,81% kế hoạch, tăng thêm 92 tỷ đồng. Năm 2020 GTSX nông nghiệp là 2.170 tỷ đồng, đạt 100,46% kế hoạch, tăng thêm 122 tỷ đồng. Năm 2021 GTSX nông nghiệp: 2.240,5 tỷ đồng, đạt 103,25% kế hoạch, tăng thêm 70,5 tỷ đồng.

Hình 2. 4 Biểu đồ thể hiện GTSX nông – lâm nghiệp – thủy sản giai đoạn 2017 – 2021

Tốc độ tăng trưởng GDP trong ngành nông – lâm nghiệp thủy sản của huyện Lý Nhân qua các năm duy trì khá ổn định và đạt mức khá: năm 2017 là 105,28 % so với năm 2016, năm 2018 tăng 105,56% so với năm 2017, năm 2019 tăng 104,72% so với năm 2018, năm 2020 tăng 104,3% so với năm 2019 và cho tới năm 2021 tăng 103,25% so với năm 2020.

1853 1956 2048.4 2170 2240.5 0 500 1000 1500 2000 2500 2017 2018 2019 2020 2021

Bảng 2. 5 Giá trị trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nội dung 2017 2018 2019 2020 2021

Trồng trọt 813,5 835,2 876,7 925 905,5

Chăn nuôi, thủy sản 996,9 1.075,8 1.122,5 1213 1253

Dịch vụ + Khác 42,6 45 49,2 55 52

Tổng số 1.853 1956 2048.4 2193 2240.5

Nguồn: Phòng thống kê huyện Lý Nhân

Hình 2. 5 Biểu đồ cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2021

Huyện Lý Nhân đẩy mạnh CDCC ngành nông nghiệp huyện Lý Nhân trong những năm qua bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản.

Năm 2017 tỷ trọng trồng trọt chiếm 43,9%, chăn nuôi, thủy sản chiếm 53,8%. Đến năm 2021 tỷ trọng trồng trọt chiếm 40,4%, chăn nuôi, thủy sản chiếm 57,2%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP của chăn nuôi, thủy sản lớn hơn của nông nghiệp. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP của trồng trọt là 97,26% thì chăn nuôi, thủy sản tăng 102,23%. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của trồng trọt là 98,55% thì của chăn nuôi, thủy sản tăng lên 100,94%. Và cho tới năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của chăn nuôi, thủy sản là 103,53% thì nông nghiệp chỉ đạt 95,82%. Ngành chăn nuôi của huyện Lý Nhân trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chuyển dịch chậm, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nội bộ ngành. Dịch

43.9 42.69 42.8 42.2 40.4 53.8 55 54.8 55.3 57.28 2.3 2.31 2.4 2.5 2.32 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2017 2018 2019 2020 2021

Cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2021

vụ nông nghiệp là hình thái mới trong nông nghiệp với tỷ trọng 2,3% năm 2017 tuy còn khiêm tốn, nhưng đã có sự tăng dần về giá trị sản lượng đến năm 2021 là 2,5%. Trước đó, các hoạt động dịch vụ về nông nghiệp chưa hình thành rõ nét, nhưng những năm gần đây đã có sự phát triển phù hợp với quy luật CDCCKTNN trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, nó tạo ra những điều kiện mới cho sự phát triển của các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tạo ra sự phân công lao động mới hợp lý hơn. Đây là một cơ sở quan trọng tạo điều kiện tiền đề cho sự CDCC trong nông thôn với sự xuất hiện và phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp, nông thôn.

Xu hướng chuyển dịch quy mô, số lượng, cơ cấu nội ngành nông nghiệp

Cho đến nay, cơ cấu KTNN huyện Lý Nhân đã có sự chuyển biến đáng kể theo hướng giảm dần tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi, thủy sản và các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, các sản phẩm sạch, an toàn, các hoạt động, dịch vụ vui chơi giải trí nhằm phục vụ nhu cầu của người dân. Đặc biệt, huyện đã chú trọng đầu tư nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới được chuyển giao, ứng dụng đưa vào hoạt động sản xuất nông sản, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, với chất lượng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời tăng thu nhập cho người dân tham gia trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên so với yêu cầu CDCCKTNN theo hướng PTNNbền vững hiện tại vẫn chưa phù hợp. Năng suất chất lượng chưa cao. Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp, thủy sản chuyển dịch theo chiều hướng tích cực: GTSX của tất cả các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản trong nội bộ ngành nông nghiệp đều tăng lên về trị số tuyệt đối (giá trị) qua các năm trong giai đoạn 2017 – 2021. Tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm so với chăn nuôi, thủy sản. Đây là kết quả biểu hiện sự TTKT của các ngành sản xuất tính trong nội bộ ngành nông nghiệp.

2.1.2.1 CDCCKT trong lĩnh vực trồng trọt

Trong nội bộ ngành SXNN chưa có sự chuyển biến đáng kể, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GTSX nông nghiệp.

Bảng 2. 6 GTSX trên 1ha đất canh tác huyện Lý Nhân giai đoạn 2017 – 2021

Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung 2017 2018 2019 2020 2021 GTSX trên một ha đất canh tác 105 109 110 112 115 Chỉ số phát triển

2017 2018 2019 2020 2021

97,22 103,81 100,9 101,8 102,68

Trong nội bộ ngành trồng trọt cũng có sự chuyển biến cơ cấu theo hướng tích cực hơn. GTSX trên 1ha đất canh tác huyện Lý Nhân có xu hướng tăng dần qua các năm từ 105 triệu đồng/ha vào năm 2017 lên đến 115 triệu đồng (năm 2021) tăng 10 triệu đồng/năm. Điều này chứng tỏ những nỗ lực trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cũng như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, sử dụng các giống cây cho năng suất, chất lượng cao và ứng dụng KH CN và SXNN để cải thiện GTSX trên 1ha đất canh tác hàng năm. Chính vì vậy mà các ngành trồng trọt phát triển theo hướng toàn diện.

Bảng 2. 7 Quy mô diện tích đất gieo trồng tại huyện Lý Nhân giai đoạn 2017 – 2021

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)