Bảng 2.16 Tỷ lệ thu gom rác thải huyện Lý Nhân giai đoạn 2017 – 2021

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 50 - 80)

Nội dung 2017 2018 2019 2020 2021 Trang trại trồng trọt - - - 1 2 Trang trại chăn nuôi 204 204 146 151 133 Trang trại nuôi trồng thủy sản 3 2 3 3 3

Trang trại

khác - - - - -

Tổng số 208 206 149 155 138

Nguồn: Phòng thống kê huyện Lý Nhân

Số trang trại chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu trang trại của huyện Lý Nhân, với doanh thu đều trên 1 tỷ đồng/năm với nhu cầu về sản lượng thịt của người dân ngày càng tăng. Trong khi, đó số trang trại trồng trọt và trang trại chăn nuôi lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu trang trại của huyện do quy mô trang trại trên địa bàn huyện còn nhỏ, diện tích trang trại chưa đủ lớn. Ngoài ra, mô hình trang trại trong giai đoạn 2017 – 2021 giảm đi đáng kể qua từng năm, năm 2017 là 208 trang trại, nay giảm xuống còn 138 trang trại vào năm 2021, giảm đi 70 trang trại.

Bảng 2. 10 Quy mô chăn nuôi ở huyện Lý Nhân từ năm 2017 – 2021

Đơn vị: con Hạng mục 2017 2018 2019 2020 2021 Tăng/Giả m con 1. Trâu, bò - Tổng số trâu 455 511 577 579 621 +166 - Tổng số bò 7.999 7.587 7.714 8.139 8.337 +338 2. Lợn 213.00 0 135.700 136.600 93.800 107.200 -105.800 3.Gia cầm 1.533.5 00 1.376.00 0 1.397.000 1.527.100 1.974.600 +441.100

Nguồn: Phòng thống kê huyện Lý Nhân

Trong nội bộ ngành chăn nuôi, đàn trâu và đàn gia cầm phát triển để bù lại sự suy giảm diện tích đất trồng trọt. Tuy nhiên đàn bò có xu hướng giảm trong thời gian gần đây do có khó khăn về phát triển khu chăn nuôi tập trung. Cụ thể là sau 5 năm từ 2017 đến 2021 đàn trâu tăng 166 con, đàn bò tăng 338 con, đàn gia cầm tăng 441.100 con. Quy mô chăn nuôi ở huyện Lý Nhân từ năm 2017 - 2021 được thể hiện ở trong bảng.

*Chăn nuôi bò

- Huyện Lý Nhân triển khai thực hiện Dự án chăn nuôi giống bò thịt diện tích trên 12 ha; với 6 khu chăn nuôi tập trung tại các xã Nhân Bình, Nhân Chính, Nhân Khang, Nhân Hưng, Phú Phúc, Nhân Thịnh. Giống bò lai sin đang dần chiếm ưu thể về số lượng trong tổng đàn bò, bò sữa ngày càng được mở rộng với giống bò nhập khẩu từ Úc, Hà Lan mang lại sản lượng tốt và chất lượng đạt chuẩn. Năng suất sữa bình quân đạt gần 20 lít/con/ngày, sản lượng sữa tươi năm 2016 đạt 434 tấn. Tính đến năm 2021, toàn huyện có 36 hộ chăn nuôi bò sữa, trong đó có 2 cơ sở chăn nuôi bò sữa theo hướng công nghiệp với 170 con, chiếm 9% tổng đàn bò sữa toàn tỉnh; sản lượng sữa tươi đạt khoảng 630 tấn/năm, chiếm gần 10% tổng sản lượng sữa tươi toàn tỉnh.

- Hiệu quả chăn nuôi bò: chăn nuôi bò đã cho thu nhập ổn định, chăn nuôi bò sữa lãi suất bình quân 15 - 20 triệu đồng/con/năm, chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản lãi suất bình quân 5-10 triệu đồng/con.

- Chuồng trại, công nghệ chăn nuôi: Chăn nuôi tập trung, trang trại đã hình thành và bước đầu phát triển, chuồng trại đã được hộ chăn nuôi sửa chữa, nâng cấp (chủ yếu tập trung ở hộ chăn nuôi bò sữa). Công nghệ chăn nuôi đã dần đổi mới, từ nhân giống đến chuồng trại và kỹ thuật nuôi.

- Tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm thịt bò chủ yếu được các hộ tư thương tiêu thụ; Tiêu thụ sữa: Trong 3 năm gần đây, các công ty chế biến sữa trên địa bàn đã thu mua, tiêu thụ sữa cho các hộ, cơ sở nuôi bò sữa; 100% lượng sữa sản xuất ra được tiêu thụ với giá thỏa thuận.

*Chăn nuôi gia cầm

Năm 2021 tổng đàn gia cầm đạt 1.974.600 con, sản lượng thịt đạt trên 5,3 nghìn tấn; sản lượng trứng đạt 90,1 triệu quả. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 - 2021 đạt 6,1%/năm về số lượng đàn, trên 5%/năm về sản lượng thịt hơi xuất chuồng.

- Trong chăn nuôi gia cầm, sản phẩm chủ lực là gà, sản lượng thịt tăng bình quân tăng 5,1%/năm. Việc tăng trưởng sản lượng đã dần ổn định, người dân đang hướng sử dụng sản phẩm có chất lượng như gà ta, địa phương và thả vườn. Chăn nuôi gia cầm của tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng và đa dạng phong phú về chủng loại, hình thức chăn nuôi: Chăn nuôi gà chuyên thịt, chuyên trứng với các giống gà như: Kabier, Lương Phượng K9, gà Ai Cập, Rhode 208, 707, AA, Asia,

Hiện có 49 trang trại chăn nuôi gia cầm, trong đó có 22 cơ sở chăn nuôi gia cầm bố mẹ (chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm, gà đẻ trứng giống, vịt đẻ trứng thương phẩm, vịt đẻ trứng giống và nuôi ngan đẻ). Các cơ sở này chăn nuôi hoàn toàn khép kín, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, doanh thu mỗi cơ sở từ 200 - 500 triệu đồng/năm. Tổng đàn gia cầm nuôi theo hình thức gia trại khoảng 1,5 triệu con, bằng 23% tổng đàn, tăng 1 triệu con so với năm2017; sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 910 tấn, chiếm 18% tổng sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng toàn tỉnh.

Chăn nuôi nông hộ: Tổng đàn gia cầm nuôi theo hình thức nông hộ khoảng trên 1 triệu con, chiếm 52% về tổng đàn, 59% về tổng sản lượng thịt gia cầm toàn huyện.

Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tăng trưởng đầu con và tăng chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi phát triển mạnh, tăng nhanh về sản lượng và giá trị đa dạng về chủng loại sản phẩm, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GTSX ngành nông nghiệp. Đặc biệt, nhiều hộ chăn nuôi đi theo hướng sản xuất công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô lớn và sản xuất hàng hóa; nhiều kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến được áp dụng rộng rãi như sử dụng thức ăn công nghiệp, xây dựng chuồng trại khép kín, điều hòa không khí bằng hơi nước, xử lý chất thải bằng công nghệ vi sinh,... đã có những hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được thể hiện trong chăn nuôi. Trong giai đoạn này, có sự biến động theo chiều hướng giảm các loại vật nuôi kém hiệu quả không phù hợp với thị trường và nhu cầu sử dụng trong huyện để phát triển các loại vật nuôi có giá trị kinh tế và yêu cầu của thị trường.

2.1.2.3 Chuyển dịch đối với ngành thủy sản

Ngành thủy sản của huyện đã có bước phát triển mạnh trong giai đoạn 2017 - 2021, tạo ra nhiều sản phẩm thủy sản cung cấp lượng thủy sản lớn cho thị trường. Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên giáp sông Hồng và sông Châu Giang, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng, mở rộng hình thức chăn nuôi trang trại thủy sản đem lại giá trị kinh tế cao. Cho đến nay đã có 17 hộ dân áp dụng mô hình này với 185 lồng cá tập trung chủ yếu tại các xã giáp sông Hồng như: Phú Phúc, Đạo Lý và Nhân Đạo với một số loại cá như: cá Lăng, cá chép, cá riêu hồng và rô phi.

Nguồn: Phòng thống kê huyện Lý Nhân

Hình 2. 6 CDCC GTSX ngành thủy sản huyện Lý Nhân giai đoạn 2017 -

36.4 34.68 33.16 33.1 32.86 60.03 61.82 63.35 63.12 63.27 3.57 3.5 3.49 3.78 3.87 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2017 2018 2019 2020 2021 CDCC GTSX ngành thủy sản 2017 - 2021

2021

Cơ cấu GTSX ngành thủy sản cũng có sự chuyển biến khá mạnh trong giai đoạn 2017 – 2021 theo hướng gia tăng tỷ trọng nuôi trồng, dịch vụ và giảm tỷ trọng khai thác. Khai thác thủy sản chiếm tỷ trọng thứu hai với mức độ giảm dần GTSX trong cơ cấu ngành thủy sản từ 36,4% năm 2017 xuống còn 32,86%. Sự suy giảm này là hoàn toàn phù hợp bởi việc đánh bắt và khai thác phụ thuộc vào nguồn lực tự nhiên nên có xu hướng giảm dần, giảm 3,54%. Nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất, dao động từ 60,03% đến 63,27% và hiện vẫn đang có xu hướng gia tăng. Và tiểu ngành dịch vụ thủy sản duy trì ở mức ổn định. Cho thấy sự chuyển hướng tích cực từ khai thác sang nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, với sự phát triển của KH KT cũng như sự tìm hiểu về các mô hình kinh doanh chăn nuôi, nhiều hộ nông dân đã áp dụng các hình thức nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp thay vì nuôi theo hình thức quảng canh truyền thống với quy mô nhỏ. Trên địa bàn huyện có xã Đức Lý đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động nuôi trồng thủy sản tập trung.

Thực trạng trên cho thấy, cơ cấu ngành thủy sản chuyển dịch theo hướng hợp lý, tiến bộ, dựa trên nhu cầu thị trường và tận dụng được lợi thế điều kiện tự nhiên, dù tỷ trọng nuôi trồng thủy sản không chuyển dịch đáng kể nhưng giá trị sản lượng thủy sản vẫn tăng đều hàng năm do việc mở rộng mô hình nuôi trồng thủy sản. Sản xuất tại các khu nuôi trồng thủy sản tập trung bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa thủy sản tập trung, cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Tiềm năng phát triển các khu nuôi trồng thủy sản tập trung không còn nhiều do không còn diện tích mặt nước tập trung.

2.2.3 Sự bền vững về mặt xã hội

2.2.3.1 Lao động trong nông nghiệp

CDCCKT theo hướng CNH, HĐH nói chung và CDCCKTNN theo hướng PTNNBV nói riêng đã làm thay đổi tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn 2017 – 2021 có xu hướng giảm đi khá nhanh vởi sự thu hút việc làm của các ngành nghề trong lĩnh vực phi nông nghiệp mang lại thu nhập cao hơn. Việc quy hoạch diện tích đất nông nghiệp, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp sang diện tích đất công nghiệp nhằm phục vụ CNH, HĐH làm ảnh hưởng đến kế sinh nhai của nhiều hộ gia đình thuần nông.

Diện tích đất SXNN ngày càng bị thu hẹp, trong khi tăng trưởng dân số tự nhiên ở KVNT lại cao hơn so với khu vực thành thị dẫn tới tình trạng dư thừa lao động nông nghiệp, người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giờ đây tìm kiếm cơ hội việc làm có mức thu nhập cao hơn ở các thành phố lớn. Dẫn đến, lao động nông ở địa phương hầu hết là người già sản xuất hoạt động kinh doanh ở lại địa phương.

Do chênh lệch giữa mức thu nhập trong nông nghiệp thấp hơn so với lao động trong các ngành nghề phi nông nghiệp, nên hầu hết lao động trẻ hiện nay đều không có xu hướng làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngay cả khu vực nông thông cũng khó thu hút được bộ phận lao động này. Bởi vậy, độ tuổi của lực lượng lao động trong nông nghiệp đang trở nên già hơn theo thời gian.

Hơn nữa, hàng nghìn hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho các dự án cụm công nghiệp, khu đô thị mới Thái Hà khiến cho diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng thu hẹp. Tổng số hộ dân bị thu hồi đất là 3579 hộ, trong đó số hộ trực tiếp SXNN bị thu hồi từ 20 – 505 diện tích đất là rất lớn. Do đó, những lao động trong khu vực nông nghiệp phải chuyển nghề sang những lĩnh vực trong công nghiệp như làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp ở các khu công nghiệp. Cùng với việc quy hoạch các khu đô thị khiến người nông dân bị thu hồi đất canh tác dẫn đến sự giảm thiểu số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thì sự phát triển của các khu công nghiệp cũng thu hút đông đảo người dân chuyển sang lĩnh vực trong công nghiệp này, tạo nên sự thay đổi về tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2. 11 Cơ cấu lao động trong lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2017 - 2021

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

NN 42,8 38,3 35,7 31,6 29,6

CN – XD 31,7 34,9 37,2 40,1 41,8

TM - DV 25,5 26,8 27,1 28,3 28,6

Bảng cho thấy sự CDCC lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2021 đã có sự thay đổi rõ rệt theo thời gian. Năm 2021, lao động trong khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm 30,1% giảm 10,1% so với năm 2017. Cơ cấu lao động ngành CN – XD và TM – DV có xu hướng tăng. Và như vậy, đã có sự chuyển dịch lao động đáng kể của khu vực nông lâm thủy sản sang khu vực CN – XD cũng như là khu vực TM - DV so với từ trước đến nay nhờ sự phát triển của các khu công nghiệp lớn, bởi lao động làm công ăn lương trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thường làm những công việc có chất lương cao hơn trong lĩnh vực nông nghiệp khi mà chất lượng nguồn nhân lực ngày càng tăng sẽ tạo ra mức thu nhập cao hơn và nâng cao được trình độ chuyên môn, kỹ thuật của lao động.

Lao động và CDCC lao động: tổng số lao động năm 2016 khoảng 86.100 người. Trong đó: Lao động nông nghiệp có 199.500 người, chiếm 42,8%; Lao động công nghiệp

- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 147.800 người chiếm 31,7%; Lao động thương mại dịch vụ và lao động khác: 118.900 người, chiếm 25,5% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

2.2.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trong nông nghiệp

Trong những năm qua 2017 – 2021, huyện Lý Nhân đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích để đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Năm 2017 có khoảng 8000 lao động được đào tạo nghề, đạt tỷ lệ 54,5% lực lượng lao động. Đến năm 2021, số lao động đã qua đà tạo đạt tỷ lệ 71% trong tổng số lao động.

Bảng 2. 12 Tỷ lệ lao động qua đào tạo huyện Lý Nhân giai đoạn 2017 - 2021

Đơn vị tính: %

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tỷ lệ lao

động qua đào tạo

54,5 60,39 66,79 70,3 71

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lý Nhân

KTNN đang thiếu hụt nhiều lao động kỹ thuật, trong khi lao động phổ thông, không có tay nghề lại dư thừa. Phần lớn lao động đang trực tiếp SXNN ở nông thôn chưa qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ hoặc mới chỉ được đào tạo một cách chắp vá trong thời gian rất ngắn. Cùng với mục tiêu phát triển tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020. Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện, mỗi năm đã triển khai và đào tạo cho triển khai đào tạo và giải quyết việc làm cho khoảng 3500 người lao động nông thôn học nghề nông nghiệp. Công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề được quan tâm, hàng năm số lao động được giải quyết việc làm mới đều đạt và vượt kế hoạch, bình quân đạt 3.000 người/năm.

Năm 2021, số lao động được giải quyết việc làm mới là 3412 lao động, đạt 105 kế hoạch đề ra. Nông dân sau khi học nghề đã thích nghi với ứng dụng KH CN trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng được kỹ năng mới vào sản xuất; nhiều lao động sau học nghề mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đem lại thu nhập gấp 3-4 lần trước đây. Nhờ đó mà lao động có kỹ thuật trong nông nghiệp đã tăng lên nhanh chóng.

2.2.3.3 Tình trạng phân hóa giàu nghèo

Chênh lệch giàu nghèo trên địa bàn huyện tăng lên cùng với xu hướng phân hóa giàu nghèo tăng lên của cả nước, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, lượng doanh

nghiệp của nước ngoài đầu tư vào tỉnh Hà Nam tăng, đã làm cho hoạt động đầu tư tăng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 50 - 80)