Bảng 2.12 Tỷ lệ lao động qua đào tạo huyện Lý Nhân giai đoạn 2017 - 2021

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 47 - 50)

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 1 Diện tích cây hàng năm 93,16 92,95 92,58 92,44 91,7 1.1 Diện tích lúa 56,3 55,44 57,83 58,85 59,7 1.2 Diện tích ngô 18,4 17,7 17,5 16,33 13,69 1.3 Diện tích khoai lang 0,5 0,34 0,66 0,43 0,5 1.4 Diện tích sắn 0,01 0,05 0,07 0,04 0,01

1.5 Diện tích cây đỗ tương 3,38 2,13 1,9 1,44 1,5 1.6 Diện tích cây lạc 0,28 0,38 0,35 0,33 0,37 1.7 Diện tích rau các loại 13,22 15,96 13,26 14 14,9

1.8 Diện tích cây đậu các loại

0,5 0,46 0,5 0,47 0,46

1.9 Diện tích cây ăn quả 5,14 5,27 6,01 6,28 6,72 1.10 Diện tích cây trồng

hàng năm khác

0,43 0,47 0,5 0,51 0,51

2 Diện tích cây gieo trồng lâu năm

6,84 7,05 7,42 7,55 8,3

3 Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Tác giả tính toán

Từ bảng 2.8 cho thấy cơ cấu diện tích đất của các loại cây được gieo trồng trên địa bàn huyện, trong đó lúa gạo được xem là giống cây chiếm diện tích đất nhiều nhất trên địa bàn huyện, tiếp đến là ngô, rau các loại và cây ăn quả phục vụ cho nhu cầu người dân trong và ngoài huyện.

* Lúa gạo

- Cây lúa được xem là giống cây chủ lực của huyện nên huyện tập trung cho thâm ứng dụng tiến bộ KH KT, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao cùng với việc cơ giới hóa các vào việc gieo trồng và thu hoạch đã giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cùng với việc nâng cao giá trị gia tăng.

Tận dụng được diện tích đất trồng lúa, áp dụng mô hình lúa chất lượng cao cùng với việc quy hoạch các cánh đồng mẫu cùng với việc liên kết với các doanh nghiệp để cung ứng ra thị trường hàng trăm tấn gạo mỗi năm, đáp ứng nhu cầu của người dân trong và ngoài tỉnh Hà Nam.

* Ngô

Ngô là giống cây trồng ưa ánh sáng, rễ cắm khá nông xuống đất, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô phù hợp với điều kiện tự nhiên về đất đai và khí hậu trên địa bàn huyện Lý Nhân. Đến năm 2021 diện tích gieo trồng ngô đạt 9.050 ha, năng suất ngô bình quân đạt 57 tạ/ha, với khoảng 49,7 nghìn tấn. Ngô là giống cây trồng đem

lại giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu là nguyên liệu đầu vào cho chăn nuôi nông hộ trên địa bàn huyện.

Bố trí trồng ngô tập trung vùng bãi ven sông; ngô vụ Đông trên đất 2 vụ lúa; trồng ngô mật độ dày làm thức ăn tươi cho chăn nuôi bò sữa.

* Cây rau thực phẩm và rau an toàn

Diện tích trồng rau các loại tăng lên đáng kể từ 2.951,9 ha (năm 2017) lên 3,043 ha (vào năm 2021) tăng 1,68% diện tích đất bởi huyện Lý Nhân có các chương trình sản xuất rau an toàn.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 KNN ứng dụng CNC vào SXNN, cụ thể: khu 1 tại xã Nhân Khang huyện Lý Nhân diện tích 118,37 ha; khu 2 tại xã Nhân Bình, Xuân Khê huyện Lý Nhân diện tích 239,96 ha.

Năm 2017 thực hiện dự án JICA xản xuất rau an toàn tại HTX Hạ Vĩ xã Nhân Chính huyện Lý Nhân (thực hiện đến hết năm 2018) với diện tích 5,47 ha. Năm 2018 thực hiện tại Nhân Khang, huyện Lý Nhân đã có diện tích đất là 40,6 ha. Ngoài ra còn một số diện tích ứng dụng nông nghiệp CNC đang được triển khai tại xã Nhân Khang huyện Lý Nhân do công ty TNHH Vineco đầu tư sản xuất, bước đầu có sản phẩm đảm bảo an toàn và rõ nguồn gốc xuất xứ cung cấp ra thị trường, phục vụ nội tiêu, các siêu thị, là địa điểm tham quan. Đó là hai công ty: Công ty An Phú Hưng và Công ty TNHH Vineco đã đầu tư cơ sở hạ tầng, đưa vào sản xuất rau, củ, quả ứng dụng CNC tại xã Nhân Khang, Nhân Bình, Xuân Khê, cung ứng mỗi ngày cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh 4 - 5 tấn rau củ quả các loại (dưa lưới vàng, dưa lưới xanh, dưa lê, đu đủ, bí xanh, khoai tây và một số loại rau xanh). Thị trường tiêu thụ chủ yếu siêu thị AEon, Fivimart, Citimart, Toàn Cầu Foods, An Việt,...

*Cây ăn quả

Diện tích trồng cây ăn quả giai đoạn 2017 - 2021 có xu hướng tăng: Nếu năm 2017 diện tích trồng cây ăn quả là 1.524,6 ha thì năm 2021 diện tích này đã là 1.684,9 ha (tăng 160,3 ha).

Diện tích trồng câu ăn quả ngày càng được huyện mở rộng, đây cũng được xem là một trong những cây chủ lực trên địa bàn huyện “Chuối ngự Đại hoàng", cây bưởi, cây ổi, cam..., nhóm cây ăn quả có múi sử dụng 90% giống sạch bệnh, sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, ứng dụng công nghệ Việt Gap vào sản xuất vào sản xuất đem lại năng suất, cao. Đây được xem như là đặc sản về cây ăn quả của huyện nên chính

vì vậy mà việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản đã được đẩy mạnh. Cho đến nay diện tích trồng chuối ngự ngày càng tăng, sản phẩm không đủ cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, nhiều mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã liên kết với công ty ViEnco tiêu thụ các sản phẩm đầu ra ổn định: bưởi diễn, bưởi da xanh, cam vinh, ổi thái cũng được thị trường đón nhận đã đem lại thu nhập cao cho người sản xuất,.

Từ việc phân tích quy mô, cơ cấu diện tích các loại cây gieo trồng đã cho thấy sự biến động trong diện tích đất nông nghiệp đến năm 2021 còn khoảng còn khoảng 20.309,7 ha, giảm 2005,5 ha so với năm 2017. Như vậy, cùng với tiến trình phát triển KT XH, sự thu hẹp quy mô đất SXNN đòi hỏi việc khai thác sử dụng đất cần được đầu tư tích cực, hướng mạnh tới thâm canh, gia tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Như vậy, trong nội bộ ngành trồng trọt cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo đúng hướng là giảm dần diện tích giống cây trồng có hiệu quả kinh tế không cao để thay thế bằng các cây trồng chủ lực của huyện như lúa, rau an toàn, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đáng chú ý trong thời gian qua huyện đã cố gắng triển khai thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hình thành những vùng chuyên canh giao an toàn ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên tốc độ CDCC hình thành các vùng chuyên canh còn chậm, diện tích mở rộng còn ít, sản phẩm chưa đa dạng và chưa thực sự tạo được uy tín trên thị trường. Điều này đòi hỏi thời gian tới huyện cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển của các vùng sản xuất hàng hóa tập trung này.

2.1.2.2 CDCC đối với ngành chăn nuôi

Bảng 2. 9 . Số trang trại phân theo ngành hoạt động của huyện Lý Nhân giai đoạn 2017 – 2021

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 47 - 50)