2.5.1. Yếu tố khách quan
Bối cảnh mới và xu thế mới của giáo dục hiện đại, tình hình kinh tế mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực tiễn đời sống và việc làm đã đặt ra yêu cầu mới đối với việc đào tạo nguồn nhân lực của đất nước. Trọng tâm của GD trong bối cảnh hiện nay là tích cực đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Mặt khác, nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến đội ngũ GV. Nó đòi hỏi người GV phải có bản lĩnh vững vàng, năng động, sáng tạo để không những góp phần nâng cao chất lượng GD mà còn tìm ra những hướng đi mới đưa nền GD nước nhà ngày càng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, nhà quản lý GD cũng cần tìm ra các biện pháp phù hợp để quản lý hoạt động bồi dưỡng GV hữu hiệu hơn. Trước yêu cầu đổi mới GD hiện nay, bồi dưỡng GV là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL. Đó cũng là đòi hỏi tất yếu của quá trình đổi mới căn bản toàn diện GD.
Bộ GD&ĐT tiến hành đổi mới chương trình và sách giáo khoa.“Chương trình mới chủ trương tất cả học chung một mặt bằng tri thức, giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 6 đến lớp 9) đủ trang bị nền tảng học vấn phổ thông để học sinh có thể học tiếp bậc cao hơn hoặc đi vào học nghề, lao động. Tăng cường tích hợp một số môn học ở tiểu học và đầu cấp THCS, nhằm hình thành năng lực tổng hợp và cách giải quyết các vấn đề, đồng thời tránh sự trùng lặp. Theo đó một số môn học như Vật lý, Hóa học, Sinh học được tích hợp thành môn khoa học, tương tự môn Lịch sử, Địa lý tích hợp thành môn khoa học xã hội”. Vì vậy, yêu cầu đặt ra với GV phải có nền tảng học vấn rộng, có năng lực dạy học tích hợp.
Để đạt hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và giảng dạy tốt chương trình GD phổ thông mới thì các nội dung bồi dưỡng cần
57
được các địa phương, nhà trường xây dựng đổi mới, thiết thực và bổ ích. Mặt khác cũng tạo điều kiện để GV tham gia với tâm lý thoải mái trong quá trình bồi dưỡng.
Tài liệu bồi dưỡng phải đa dạng: tài liệu bồi dưỡng, video clip, đĩa VCD, cẩm nang hỏi đáp, giáo trình điện tử. Nội dung bồi dưỡng phải đầy đủ, tài liệu biên soạn theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của giáoviên.Chế độ chính sách cho hoạt động bồi dưỡng phải được đảm bảo. Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với GV là điều kiện cần thiết nhất để động viên khuyến khích GV tích cực tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2.5.2. Yếu tố chủ quan
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục nói chung và sự đáp ứng nhu cầu của xã hội nói riêng đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với GV liên quan đến công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Nó đòi hỏi người GV phải có phẩm chất mẫu mực, đồng thời phải có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo, nhanh chóng cập nhật những thay đổi mới trong GD.
Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV đó là nhận thức, năng lực tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng của cấp quản lý, đội ngũ báo cáo viên. Đặc biệt, nhận thức và năng lực của CBQL các trường THCS cụ thể là Hiệu trưởng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của hoạt động bồi dưỡng GV theo yêu cầu đổi mới GD hiện nay.
Hiệu trưởng phải có năng lực lập kế hoạch bồi dưỡng, xác định mục tiêu, nội dung, xây dựng chương trình bồi dưỡng GV; lựa chọn báo cáo viên tham gia bồi dưỡng, huy động mọi nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng một cách khách quan, công bằng. Đặc biệt là mục tiêu, nội dung chương trình phải sát thực đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng của đa số GV trên địa bàn; các phương pháp, hình thức thức tổ chức phải phát huy được tính chủ động, tích cực, tự giác của GV trong hoạt động bồi dưỡng. Đồng thời, mỗi nhà trường cần xây dựng một đội ngũ GV cốt cán về chuyên môn ở tất cả các bộ môn là những GV giỏi.
Các cấp quản lý phải có những biện pháp tổ chức, điều hành, giám sát để mọi hoạt động bồi dưỡng tuân thủ theo những quy định đã đề ra và quán triệt mục tiêu bồi dưỡng.
58
Đội ngũ báo cáo viên được mời tham gia bồi dưỡng phải nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng, có phương pháp kĩ năng bồi dưỡng GV, hiểu được phong cách làm việc của người lớn để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với đối tượng được bồi dưỡng.
Đối tượng tham gia bồi dưỡng (CBQL và GV các trường THCS) là nhân vật trung tâm của hoạt động bồi dưỡng phải tự giác, tích cực tham gia vào quá trình bồi dưỡng để hoàn thiện năng lực tiếp nhận kiến thức kĩ năng mới về GD, dạy học nâng cao năng lực, tránh bệnh thành tích, chiếu lệ.
Những yếu tố này có tác động trực tiếp đến việc lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng đó là nhu cầu bồi dưỡng của GV. Do đó, người quản lý cần dựa vào nhu cầu bồi dưỡng để lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với đối tượng bồi dưỡng.
Tiểu kết chương 2
Trong chương này chúng tôi đã khái quát tình hình phát triển, xã hội và giáo dục của huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông trong những năm gần đây. Qua điều tra thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THCS, kết quả đã cho thấy, giáo dục THCS trên địa bàn đang được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Đội ngũ giáo viên ở các nhà trường trong những năm qua đã đáp ứng được những yêu cầu của đối mới chương trình.
Trong Chương 2, chúng tôi đã làm rõ các vấn đề thực trạng về nội dung và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV và các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến bồi dưỡng giáo viên. Cụ thể chúng tôi đã làm rõ được: Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông; Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở. Là cơ sở định hướng cho các giải pháp thực tiễn ở đề xuất ở Chương 3.
59
Chương 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG