Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 65 - 67)

Ở phần mở đầu, đã nêu lý do chọn đề tài đó cũng chính là những định hướng cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên THCS. Sau đây là những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên THCS.

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Xuất phát từ quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, hệ thống các trường THCS đang trong quá trình đổi mới theo định hướng, yêu cầu của đổi mới giáo dục.

Thành tựu phát triển giáo dục THCS của huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn vừa qua có sự đóng góp đáng kể của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên. Điều đó cho thấy sự cần thiết của công tác này cũng như giá trị của những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn hoạt động bồi dưỡng chođội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng tại các trường THCS.

Do vậy, trước những đổi mới do thực thi các mục tiêu của đổi mới giáo dục phổ thông, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên cũng cần có sự thay đổi. Những thay đổi này là sự kế thừa những thành tựu của công tác bồi dưỡng chuyên môn từ những giai đoạn trước nhưng có sự bổ sung những yếu tố mới phù hợp với thực tế của các hoạt động giáo dục mà người giáo viên phải đảm nhận trong hiện tại. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên được đề xuất sẽ mang tính kế thừa theo hướng:

- Đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu trúc của chu trình bồi dưỡng.

- Đảm bảo tính liên tục trong tổ chức và kế hoạch bồi dưỡng, không tạo ra những thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến trình kế hoạch chung trong hoạt động quản lý về phương diện chuyên môn.

- Phát huy những mặt tích cực của hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên trong các giai đoạn đã qua, bổ sung, thay đổi những yếu tố chưa hợp lý nhằm phát huy

60

hơn nữa vai trò của hoạt động bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục THCS hiện nay trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ (Toàn diện)

Tính đồng bộ trong các biện pháp quản lý hoạt động BDGV đòi hỏi phải đảm bảo hài hòa các mối quan hệ của các bên có liên quan đến công tác này. Từ đổi mới quan hệ các cấp lãnh đạo trực tiếp và gián tiếp của Sở Giáo dục, của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn theo sự chỉ đạo của ngành. Ngay trong nhà trường, khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cần so sánh, đối chiếu và xem xét các mối quan hệ xung quanh để bảo đảm sự thống nhất và toàn diện trong quá trình vận động.

Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên phải đảm bảo thực hiện những tác động đồng bộ đến các yếu tố cấu trúc khác nhau của công tác này, từ công tác tổ chức, bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý vào từng công việc cụ thể phù hợp với năng lực và yêu cầu nhiệm vụ đến những thay đổi về nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng. Khi quản lý hoạt động bồi dưỡng phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, đồng thời phải mang tính xây dựng để các trường THCS phát huy năng lực và tự giác thực hiện theo các yêu cầu, mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Việc đề xuất các biện pháp trên cơ sở đã tiến hành thăm dò ý kiến của chuyên môn phòng Giáo dục và Đào tạo và các nội dung bồi dưỡng cho giáo viên; thăm dò ý kiến của CBQLGD và giáo viên về nguyện vọng đối với các nội dung cần bồi dưỡng và đều nhận được ý kiến nhất trí cao.

Thực tế mỗi trường THCS trên bịa bàn huyện Đắk Glong lại có đặc điểm khác nhau về cơ cấu, trình độ năng lực của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất. Vì vậy, các biện pháp đề xuất trong Luận văn phải đảm bảo tính thực tiễn, linh hoạt:

- Áp dụng được vào thực tiễn một cách hiệu quả.

61

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên THCS được đề xuất có tính khả thi vì:

- Sự đồng thuận cao từ QL đến GV. Đạt hiệu quả và thiết thực đối với GV. - Phù hợp với nhu cầu của thực tiễn giáo dục, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu phát triển của bậc học THCS.

- Phù hợp với khả năng và điều kiện của các trường THCS, của địa phương, của mọi giáo viên, phù hợp và đáp ứng được mục tiêu bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trên địa bàn huyện.

Đảm bảo tính hiệu quả: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV đòi hỏi phải có sự đầu tư các nguồn lực xác định, do vậy cần đến những chi phí về vật chất và tinh thần của các lực lượng tham gia vào công tác này. Hơn nữa, các biện pháp đề xuất là nhằm làm cho công tác này được tốt hơn, nếu không như vậy, các biện pháp được đề xuất sẽ trở thành tốn kém và vô ích. Do vậy cần chú trọng tới nguyên tắc tính hiệu quả của các biện pháp QL hoạt động BDGV trên các phương diện:

- Những biện pháp này phải đưa đến sự phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho những người và tổ chức tham gia vào công tác này.

- Các biện pháp phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục ở các trường THCS, trực tiếp là cho đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đáp ứng đổi mới giáo dục (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)