II. Cơ chế giám sát tài chính trong Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
2.4. Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ tại Petrolimex
Thông qua việc giám sát, kiểm tra, đối chiếu hàng ngày dữ liệu trên hệ thống quản trị nguồn nhân lực SAP-ERP, EGAS, AGAS toàn bộ ba tầng kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ Tập đoàn đã giám sát việc thực hiện các quy trình, quy định quản lý của Tập đoàn, kịp thời chấn chỉnh các vướng mắc, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát. Năm 2020 là năm hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid, sự biến động bất thường của giá dầu thế giới, do vậy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thay đổi bị tác động từng ngày, từng giờ. Nhờ việc kiểm soát số liệu bằng công nghệ nên hệ thống kiểm soát nội bộ đã thích ứng và vận hành có hiệu quả trong tình hình kinh doanh mới nhiều biến động.
Căn cứ kế hoạch kiểm tra năm 2020, Tập đoàn đã tiến hành 24 cuộc kiểm tra, giám sát chuyên đề, kiểm tra công tác quản lý, điều hành. Các cuộc kiểm tra giám sát đều thực hiện đúng quy trình, chất lượng các cuộc kiểm tra được đánh giá tốt. Kết thúc các cuộc kiểm tra đã có văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời các tồn đọng.
Tập đoàn thường xuyên rà soát hệ thống các văn bản quy định quản lý nội bộ, kịp thời cập nhật sửa đổi tăng hiệu lực, hiệu quả kiểm soát. Năm 2020 Tập đoàn đã rà soát ban hành mới và sửa đổi 28 văn bản quy phạm quản lý nội bộ.
2.4.2. Hoạt động kiểm soát nội bộ 2021 tại Petrolimex
Trong năm 2021, Petrolimex tiếp tục lộ trình hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng ngày một kiểm soát tốt hơn các rủi ro thông qua các hoạt động cụ thể sau:
▶ Nhận thức rõ sự biến động thường xuyên, mạnh mẽ của hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi hoạt động kiểm soát tại ba tầng phòng ngự của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng thích ứng với nguyên tắc theo sát diễn biến của thực tế sản xuất kinh doanh để kiểm soát kịp thời, liên tục update hệ thống quản trị dữ liệu SAP-ERP, EGAS, AGAS triệt để ứng dụng công nghệ, biến công nghệ trở thành công cụ đắc lực để tăng cường kiểm soát “trước và trong” các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, hệ thống kiểm soát nội bộ tiến hành triển khai và phân tích, đánh giá rủi ro thông qua các công cụ mạnh hơn nữa như hệ thống BI để có thể khai thác hiệu quả dữ liệu của các ứng dụng, đặc biệt dữ liệu của hệ thống ERPSAP, EGAS nhằm kịp thời đánh giá, phân tích số liệu, phát hiện các điểm bất thường trong kinh doanh, đánh giá hiệu quả, rủi ro về các chính sách kinh doanh đã được triển khai, nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt, có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường.
▶ Ban hành và thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra năm 2021: Kế hoạch kiểm tra được xây dựng nghiêm túc trên cơ sở đánh giá kỹ các nội dung trọng điểm cần tiến hành kiểm tra, rà soát lựa chọn kỹ các đơn vị và bố trí thời gian, nhân sự phù hợp để tối đa hóa hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tại đơn vị.
▶ Ban hành và thực hiện kế hoạch ban hành văn bản 2021, liên tục rà soát lại hệ thống kiểm soát nội bộ, các văn bản quy định, quy chế, quy trình nội bộ để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tái chính công ty mẹ, báo cáo hợp nhất của Petrolimex giai đoạn 2018-2021 2. Điều lệ tập đoàn xăng dầu Việt Nam ngày 30/06/2020
3. Quy chế quản trị nội bộ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam ngày 10/06/2020