1.1.1.Công tác xã hội
Theo định nghĩa của Hiệp hội quốc gia của nhân viên CTXH Mỹ (NASW - 1970): "Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cƣờng hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đó”.
Luật an sinh-xã hội Phillipines giải thích: Công tác xã hội là một nghề bao gồm các hoạt động cung cấp các dịch vụ nhằm thúc đẩy hay điều phối các mối quan hệ xã hội, điều chỉnh sự hoà hợp giữa cá nhân và môi trƣờng để có xã hội tốt đẹp.
Ở Việt Nam cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về CTXH. CTXH có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cƣờng chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trƣờng xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Từ các khái niệm trên, khái niệm CTXH đƣợc tác giả sử dụng trong luận văn này nhƣ sau: “Công tác xã hội là một hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời công tác xã hội thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia
đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội thông qua đó đảm bảo nền anh sinh xã hội.“
1.1.2.Nhân viên công tác xã hội (NVCTXH)
Nhân viên công tác xã hội (tiếng Anh là social worker) là những ngƣời hoạt động trong nhiều lĩnh vực, đƣợc đào tạo chính quy và cả bán chuyên nghiệp, đƣợc trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội để trợ giúp các đối tƣợng tiếp cận đƣợc nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tƣơng tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trƣờng tạo ảnh hƣởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn (Theo Hiệp hội Nhân viên công tác xã hội quốc tế - IFSW).
Nhân viên công tác xã hội là những nhà chuyên nghiệp làm chủ những nền tảng kiến thức cần thiết, có khả năng phát triển các kỹ năng cần thiết, tuân theo những tiêu chuẩn và đạo đức của nghề công tác xã hội (Dubois and Miley, 2005).
Ở Việt Nam thời điểm trƣớc năm 1975, nhân viên xã hội là một từ đƣợc một số ít ngƣời biết đến, nhƣng từ sau năm 1975 đến nay từ nhân viên công tác xã hội vẫn là một từ mới ít ngƣời bình thƣờng biết tới. Nhƣ vậy trong nghiên cứu này nhân viên công tác xã hội chính là ngƣời tham gia vào các hoạt động nghề công tác xã hội.
1.1.3.Công tác xã hội cá nhân
Hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam có nhiều định nghĩa liên quan đến công tác xã hội cá nhân, sau đây là một số định nghĩa của một số tác giả, tổ chức tiêu biểu:
Theo Mary Richmond: “Công tác xã hội cá nhân là những tiến trình phát triển nhân cách nhờ những điều chỉnh đƣợc tác động một cách có ý thức, theo từng cá nhân một, giữa con ngƣời và môi trƣờng xã hội của họ…” “Có
thể định nghĩa Công tác xã hội cá nhân là nghệ thuật thực hiện những việc khác nhau bằng cách hợp tác với họ để cùng đạt tới sự tốt đẹp hơn cho xã hội và cho chính bản thân họ”.
Theo bà Nguyễn Thị Oanh: “Công tác xã hội cá nhân là một phƣơng pháp can thiệp (của Công tác xã hội) quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm. Mục đích của Công tác xã hội cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thƣờng các chức năng xã hội của cá nhân và gia đình.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Công tác xã hội Thế giới: Công tác xã hội cá nhân là một hình thức cá biệt hóa việc giúp đỡ con ngƣời đối phó với những vấn đề cá nhân thƣờng liên quan đến sự sa sút hay gãy đổ trong việc thực hiện các chức năng xã hội một cách đầy đủ”.
Mỗi định nghĩa đều đƣa ra các luận điểm khác nhau về công tác xã hội cá nhân. Tựu chung lại, công tác xã hội cá nhân chính là một phƣơng pháp công tác xã hội. Công tác xã hội sử dụng phƣơng pháp này đề tác động, can thiệp vào những vấn đề gặp phải của thân chủ, hỗ trợ thân chủ phát huy năng lực bản thân, kết nối thân chủ với các nguồn lực khác để giải quyết vấn đề gặp phải.