1.2.1.Lý thuyết Nhận thức hành vi
Đại diện cho thuyết này là Sheldon. Về mặt lịch sử, lý thuyết học hỏi xuất hiện đầu tiên và phát triển trong lý học lâm sang sử dụng trị liệu hành vi dựa trên nghiên cứu của tâm lý học. Sheldon (1995) biểu đạt bản chất của lý thuyết này là việc tách biệt ý thức và hành vi
Lý thuyết nhận thức – hành vi là một phần của quá trình phát triển lý thuyết hành vi và trị liệu, gần đây lại đƣợc xây dựng trên lý thuyết học hỏi xã hội. Nó cũng phát triển vƣợt qua khỏi hình thức về trị liệu của lý thuyết trị liệu thực tế (Glasser- 1965) đƣợc các tác giả nhƣ Beck (1989) và Ellis (1962) đƣa ra. Lý thuyết nhận thức - hành vi đánh giá rằng: hành vi bị ảnh hƣởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải về môi trƣờng trong quá trình học hỏi. Nhƣ vậy, rõ ràng là hành vi không phù hợp phải xuất hiện từ việc hiểu sai và lý giải sai. Quá trình trị liệu phải cố gắng sửa chữa việc hiểu sai đó. Do đó, hành vi chúng ta cũng tác động một cách phù hợp trở lại môi trƣờng. Theo Scott (1989), có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhƣ theo quan điểm của Beck là đề cập tới cách tƣ duy lệch lạc về bản thân (“mình là đồ bỏ đi…), về cuộc sống của chúng ta, về tƣơng lai của chúng ta đang hƣớng đến những nỗi lo âu và căng thẳng; quan điểm của Ellis có trọng tâm về những niềm tin không hợp lý về thế giới và quan điểm trọng tâm của Meincheanbeum (1977) về những mối đe dọa mà chúng ta trải qua.
Thuyết trị liệu nhận thức – hành vi hay còn gọi là thuyết trị liệu nhận thức (behavioral cognitive therapy) bởi nền tảng của nó là các ý tƣởng hành vi hoặc là trị liệu nhận thức xã hội do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã hội. Thuyết này cho rằng: chính tƣ duy quyết định phản ứng chứ không phải do tác nhân kích thích quyết định. Sở dĩ chúng ta có những hành vi hay tình
cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp. Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩ không thích nghi.
Quan điểm về nhận thức và hành vi: 2 quan điểm.
+ Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức - hành vi: các vấn đề nhân cách hành vi của con ngƣời đƣợc tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tƣơng tác với môi trƣờng bên ngoài. (Aron T. Beck và David Burns có lý thuyết về tƣ duy méo mó). Con ngƣời nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngoài, do đó gây nên những niềm tin, hình tƣợng, đối thoại nội tâm tiêu cực. Suy nghĩ không thích nghi tốt đƣa đến các hành vi của một cái tôi thất bại. (Ví dụ, một ngƣời suy nghĩ và chắc mẩm rằng mình không làm việc tốt bằng đồng nghiệp, từ đó xa lánh và tỏ thái độ khó chịu, không gần gũi đồng nghiệp…).
+ Hầu hết hành vi là do con ngƣời học tập (trừ những hành vi bẩm sinh), đều bắt nguồn từ những tƣơng tác với thế giới bên ngoài, do đó con ngƣời có thể học tập các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức.
Nhƣ vậy, lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm xúc, hành vi của con ngƣời không phải đƣợc tạo ra bởi môi trƣờng, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề. Con ngƣời học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và đƣợc thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi ngƣời về những gì họ đã trải nghiệm.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng lý thuyết này trong quá trình cung cấp kiến thức cũng nhƣ kỹ năng cần thiết để thay đổi nhận thức từ đó dần dần thay đổi hành vi lạm dụng sử dụng ma túy cho các nhóm đối tƣợng sau cai nghiện nhằm giảm thiểu tối đa việc tái sử dụng ma túy. Đồng thời tìm hiểu
khó khăn cũng nhƣ những nhu cầu mà ngƣời sau cai nghiện cần để hòa nhập cộng đồng thành công.
1.2.2.Lý thuyết Can thiệp khủng hoảng
Khủng hoảng là tình trạng mất cân bằng, sự đảo lộn các hoạt động của cảm xúc và lý trí do một biến cố bất ngờ gây nên. Khủng hoảng có đặc tính: giới hạn thời gian, khả năng đối phó không còn hữu hiệu, vấn đề cũ có thể tái phát, nguy hiểm nhƣng cũng là cơ hội phát triển, có thể đoán trƣớc đƣợc. Các giai đoạn của khủng hoảng bao gồm: Tiên khủng hoảng (hoạt động chức năng bình thƣờng), khủng hoảng (nhiều rối loạn) và hậu khủng hoảng (hoặc phát triển, hoặc trở lại bình thƣờng hoặc đóng băng). Cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của ngƣời gặp khủng hoảng thƣờng mang tính tiêu cực, không giống với khi bình thƣờng trong đó mức độ nhận thức suy giảm và mức độ cảm xúc leo thang.
Can thiệp khủng hoảng là một quá trình chủ động tác động lên việc thực hiện chức năng của cá nhân trong suốt giai đoạn ngƣời đó mất cân bằng. Việc can thiệp khủng hoảng nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
Làm giảm bớt tác động tức thời của biến cố bất ngờ gây khủng hoảng. Huy động mọi năng lực và tài nguyên xã hội của thân chủ và của những ai có ảnh hƣởng trực tiếp đến thân chủ để giúp thân chủ đối phó với những tác hại của khủng hoảng, cung cấp sự bảo vệ cho những ngƣời liên quan.
Giúp những ngƣời bị ảnh hƣởng sớm trở lại mức độ thực hiện chức năng trƣớc khi bị khủng hoảng; Để có thể biết chắc cần can thiệp khủng hoảng thông thƣờng, ngƣời ta thƣờng dựa vào một số tiêu chí nhƣ sau:
Hoàn cảnh đặc biệt hiểm nghèo gây ra lo lắng, xáo trộn đời sống hiện tại của thân chủ một cách trầm trọng.
Một biến cố nguy hiểm làm tăng thêm sự lo lắng đã có nơi thân chủ. Một bằng chứng rõ rang cho thấy thân chủ đang trong cơn khủng hoảng tâm lý.
Thân chủ có động cơ mạnh mẽ và ƣớc muốn vƣợt qua khủng hoảng. Thân chủ có tiềm năng điều chỉnh tâm lý trở lại nhƣ trƣớc hoặc vƣợt mức so với giai đoạn trƣớc khi bị khủng hoảng.
Khả năng nhận ra những nguyên nhân tâm lý nào đã dẫn đến hoàn cảnh hiện tại.
Trong luận văn này, việc áp dụng thuyết can thiệp khủng hoảng vào Công tác xã hội đối với ngƣời sau cai nghiện giúp xác định 2 loại khủng hoảng chính mà họ thƣờng gặp phải đó là khủng hoảng đời thƣờng và khủng hoảng tâm lý. Từ đó tiến hành phân tích đặc điểm, nguyên nhân khủng hoảng của cá nhân ngƣời sau cai nghiện, đƣa ra giải pháp hoặc cung cấp sự hỗ trợ tinh thần, vật chất phù hợp, tìm kiếm nguồn tài nguyên giúp ngƣời sau cai nghiện có thể vận dụng.