Hoạt động biện hộ

Một phần của tài liệu Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người sau cai nghiện tại xã hòa bình, huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 41 - 44)

Biện hộ là khái niệm phức tạp đƣợc sử dụng trong tất cả các ngành khoa học nhân văn và những ngành liên quan. Theo hiệp hội Công tác xã hội (2000), biện hộ là hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con ngƣời, nhằm đem lại công bằng xã hội cho tất cả mọi ngƣời, đặc biệt là những ngƣời yếu thế trong cộng đồng. Biện hộ là hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con ngƣời, nhằm đem lại công bằng xã hội cho tất cả mọi ngƣời, đặc biệt là những ngƣời yếu thế trong cộng đồng. (Theo Trung tâm Nghiên cứu - Tƣ vấn công tác xã hội & phát triển chuyên để, dự án “Nâng cao năng lực cho nhân viên xã hội cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh”).

Trong công tác xã hội thì biện hộ là một quá trình hành động tích cực có suy tính để giúp đỡ ngƣời khác nhằm: Đảm bảo những quyền lợi của thân chủ. Đại diện cho lợi ích của thân chủ. Bày tỏ quan điểm và ƣớc mong của thân chủ. Đảm bảo công bằng và sự tham gia của thân chủ và gia đình thân chủ là nguyên tắc cần tuân thủ.Biện hộ bắt nguồn từ tiếng La Tinh cho nghĩa “trao tiếng nói cho”… Ở Việt Nam, khái niệm vận động biện hộ có nội dung tƣơng tự ngƣời ta thƣờng dùng chinh từ để hay nhiều hoạt động tự tế nhắm thau đổi tình trạng thực tại, chƣa tốt theo hƣớng có lợi cho đối tƣợng thiệt thòi, yếu thế.

Có nhiều cách biện hộ khác nhau trong công tác xã hội: nhân viên công tác xã hội tham gia vai trò biện bộ cấp độ vĩ mô, cachs vận động hành lang qua nhà xây dựng chính sách lắng nghe liên tục đối thoại với thân chủ (Schneider 2001)

Biện hộ đƣợc xác định nhƣ quá trình làm việc cho thân chủ (ngƣời đã từng sử dụng ma túy, tái hòa nhập cộng đồng) hoặc đại diện cho thân chủ.

Mục đích để tìm kiếm dịch vụ hay nguồn lực mà thân chủ đã không đựơc hƣởng; tác động tạo ra sự thay đổi về chính sách, thủ tục hành chính đã ảnh hƣởng bất lợi cho thân chủ ; thúc đẩy chính sách, luật pháp mới tạo ra nguồn lực và dịch vụ cần thiết cho họ. Khi thực hiện biện hộ, ngƣời biện hộ phải nêu đƣợc quan điểm, tiếng nói của mình để đảm bảo quyền lợi của thân chủ đƣơ tôn trọng và thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của họ.

Trong trƣờng hợp thân chủ là ngƣời đã từng sử dụng ma túy, biện hộ lại càng có ý nghĩa bởi ho không dễ dàng có tiếng nói với cơ quan có liên quan, cơ quan cung cấp dịch vụ. Cho nên biện hộ sẽ giúp cho ngƣời đã từng sử dụng ma túy đƣợc tiếp cận với các dịch vụ.

Biện hộ, khuyến khích ngƣời sau cai nghiện ma túy tham gia phát biểu ý kiến; tạo cơ hội để họ có thể nêu lên chính kiến, mong muốn của mình. Nói cách khác, Biện hộ là một quá trình hành động tích cực có suy tính nhằm: Đảm bảo những quyền lợi của ngƣời sau cai nghiện ma túy; Đại diện cho lợi ích của họ; Tìm kiếm những dịch vụ họ cần; Bày tỏ quan điểm và ƣớc vọng của họ. Hoạt động này đƣợc thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng và hợp pháp của ngƣời đã từng nghiện ma túy. Bảo vệ đối tƣợng không bị thiệt thòi trƣớc những xâm phạm gây thiệt hại về thể chất, tinh thần các quyền cơ bản của con ngƣời là yếu tố quan trọng góp phần giúp ngƣời đã từng ghiện ma túy có thể đƣợc hƣởng những quyền con ngƣời về những vấn đề nhƣ: chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục, việc làm…

Nhân viên CTXH cần giúp ngƣời sau cai nghiện ma túy nói ra đƣợc tiếng nói, quan điểm hoặc đại diện cho họ đƣa ra tiếng nói và cố gắng đảm bảo rằng quyền của họ luôn đƣơc tôn trọng và nhu cầu của họ luôn đƣơc thoả mãn cũng nhƣ mang lại những dịch vụ tốt nhất cho họ. Ngoài ra, điều đó sẽ góp phần thúc đẩy các cơ quan tổ chức cung ứng các dịch vụ đáp ứng quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng,

ví dụ nhƣ quyền đảm bảo đƣợc chăm sóc sức khỏe, đƣợc hòa nhập với cuộc sống, quyền đƣợc làm việc, lao động...

Nhân viên CTXH khi thực hiện biện hộ cho thân chủ phải tuân thủ một số nguyêntắc:

+ Đảm bảo sự bình đẳng và công bằng: Một trong mục tiêu quan trọng của biện hộ đó là tạo sự công bằng và bình đẳng xã hội. Do vậy khi thực hiện hoạt động biện hộ, cần coi đây là kim chỉ nam cho hành động để hƣớng tới bảo vệ quyền lợi của thân chủ, những ngƣời yếu thế, giúp họ tiếp nhận đƣợc các nguồn lực mà lẽ ra họ hƣởng nhƣng lại chƣa đƣợc hƣởng.. Ví dụ: một thân chủ (ngƣời đã từng sử dụng ma túy) cần đuợc trợ giúp để đƣợc tiếp cận dịch vụ; Nhà nƣớc có chính sách để hỗ trợ cho họ, nhƣng vì một lý do nào đó thân chủ không đƣợc hƣởng, nhân viên công tác xã hội. ngƣời quản lý trƣờng hợp có nhiệm vụ đại diện cho thân chủ nêu ý kiến với chính quyền để quyền lợi của họ đƣợc đảm bảo. Cụ thể là Nhân viên CTXH sẽ nghiên cứu kỹ những chính sách và dịch vụ của Nhà nƣớc để chuẩn bị tiếp cận với chính quyền địa phƣơng. Tìm hiểu những khó khăn và vƣớng mắc của thân chủ để đề đạt những nguyện vọng chính đáng, tháo gỡ những vƣớng mắc từ đó đáp ứng những nhu cầu chính đáng của thân chủ.

+ Tập trung vào nhu cầu và quyền của thân chủ: Quyền lợi của thân chủ phải đƣợc bảo vệ. Khi thực hiện biện hộ các quyền hay dịch vụ cho thân chủ nhân viên công tác xã hội cần lấy lợi ích và nhu cầu của thân chủ làm yếu tố nền tảng để thƣơng thuyết với các cơ quan cung cấp dịch vụ.

+ Đảm bảo sự tham gia của thân chủ và gia đình: Biện hộ không có nghĩa là làm thay thân chủ mà cần thu hút họ vào hoạt động đàm phán, thƣơng thuyết để có đƣợc chính sách, dịch vụ. Thu hút sự tham gia của thân chủ ngay khi thu thập thông tin, phân tích nhu cầu và trình cho các cơ quan dịch vụ chức năng. Nhƣ vậy, cần khích lệ họ tham gia tích cực vào quá trình

biện hộ vì quyền lợi của chính họ. Nhân viên CTXH luôn luôn ý thức đƣợc rằng biện hộ của họ đóng vai trò hỗ trợ cho thân chủ tự đứng lên biện hộ cho chính mình, ở bên cạnh những nhóm ngƣời yếu thế. Nguyên tắc này hƣớng tới việc trao quyền. Nhân viên CTXH là những ngƣời đứng bên để ủng hộ, hỗ trợ để thân chủ tự giải quyết vấn đề của mình.

+ Tôn trọng các bên: Trƣớc hết bảo vệ cho quyền lợi cho thân chủ trong khuôn khổ của luật pháp. Biện hộ là làm việc đại diện cho thân chủ, đứng về phía thân chủ, nhƣng cũng không chống đối lại tổ chức mà chỉ là tìm ra một giải pháp hữu hiệu cho cả hai phía.

Trong công tác xã hội hỗ trợ ngƣời đã từng sử dụng ma túy tái hòa nhập cộng đồng, nhân viên công tác xã hội ngƣời biện hộ đóng vai trò là ngƣời đại diện thân chủ, có trách nhiệm bênh vực quyền lợi chính đáng cho ngƣời bị thiệt thòi;Giúp thân chủ hiểu hoàn cảnh thực trạng của họ, đặc biệt vấn đề liên quan đến chính sách, luật pháp nhà nhƣơc, kỹ năng trình bài diễn đạt vấn đề, nguyện vọng của mình; Chuyển tiếng nói của ngƣời dân đến cơ quan ban ngành có liên quan.

Các hình thức biện hộ bao gồm: trình bày buổi họp, tổ chức diễn đàn cho ngƣời dân tham gia phát biểu, đối thaoij, viết đăng tin, báo, gửi kết quả nghiên cứu khảo sát đến cơ quan có thâm quyền giải quyết, tham gia giaie quyết việc khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo ngƣời dân....

Kỹ năng cần có trong biện hộ nhƣ: Giao tiếp, thƣơng thuyết, kỹ năng viết và trình bày thuyết phục, kỹ năng quan sát (con ngƣời, sự vật, sự viêc, môi trƣờng, giao tiếp không lời với cộng đồng, kỹ năng thƣơng lƣợng....

Một phần của tài liệu Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người sau cai nghiện tại xã hòa bình, huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)