7. Kết cấu luận văn
2.1.2. Sơ đồ bộ máy công ty
Công ty Cổ phần Phúc Thành Việt Nam đƣợc công ty và hoạt động tuân thủ theo Luật Công ty 2005. Các hoạt động của Công ty tuân theo Luật Công ty, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu công ty bộ máy của CT CP PTVN
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
Ban Cố vấn HĐQT: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi
vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật công ty và Điều lệ Công ty. Ban Cố vấn HĐQT là cơ quan thông qua chủ trƣơng chính sách đầu tƣ dài hạn trong
việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định. Định hƣớng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ban kiểm soát: Do Ban Cố vấn HĐQT bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát
mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.
Ban Giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm gồm có một Tổng giám đốc, ba
Phó Tổng giám đốc, một Kế toán trƣởng. Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm là ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. Phó Tổng giám đốc và Kế toán trƣởng do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc.
Hệ thống Kỹ thuật: nghiên cứu, tƣ vấn, tham mƣu và đề xuất giải pháp
liên quan đến các lĩnh vực sau của doanh nghiệp; Quản lý, điều hành và kiểm tra những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ. Mục tiêu nhằm đảm bảo tiến độ sản xuất, kế hoạch và các dự án của công ty. Đồng thời đảm bảo an toàn lao động, chất lƣợng cũng nhƣ khối lƣợng và hiệu quả hoạt động của toàn công ty; Quản lý việc sử dụng, sửa chữa, bảo trì, mua sắm bổ sung các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hệ thống kinh doanh: chịu trách nhiệm tham mƣu cho Ban Giám đốc
các vấn đề liên quan đến việc bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trƣờng; tƣ vấn về việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm; mở rộng thị trƣờng; xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Phòng ban nghiệp vụ bao gồm:
- Phòng hành chính tổng hợp: Đề xuất các phƣơng án tuyển chọn, đào tạo và bố trí cán bộ đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công ty. Tƣ vấn về pháp luật của cho Ban Giám đốc nhƣ soạn thảo, quản lý thống nhất các văn bản có tính pháp quy thuộc quyền của giám đốc, là bộ phận chỉ đạo theo dõi kiểm tra, thực hiện các chế độ chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, điều lệ của công ty về công ty cán bộ và công tác bảo vệ trong toàn bộ công ty.
- Phòng Vật tƣ - xuất nhập khẩu: Cung cấp thông tin kinh tế, giá cả thị trƣờng các chủng loại vật tƣ, nguyên nhiên vật liệu cho Công ty và các đơn vị có liên quan. Mua sắm, cung cấp đầy đủ kịp thời vật tƣ, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu để sản xuất các sản phẩm, thi công các công trình phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Phòng Kế toán tài chính: Tham mƣu cho Ban giám đốc chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính - kế toán của Nhà nƣớc và nội bộ tại đơn vị; Hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, Vốn chủ sở hữu, nợ phải trả; các hoạt động thu, chi tài chính và kết quả kinh doanh theo quy định nội bộ của Công ty, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh; Lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của đơn vị.