Học thuyết của hệ thống hai yếu tố (Two Factors Theory) còn đƣợc gọi là học thuyết tạo động lực – môi trƣờng tổ chức Herzberg. Ông đƣa ra lý thuyết hai yếu tố về sự thỏa mãn công việc và tạo động lực và chia các yếu tố tạo nên sự thỏa mãn và không thỏa mãn trong công việc thành 2 nhóm:
- Nhóm yếu tố thúc đẩy: Các yếu tố thúc đẩy là các yếu tố thuộc bên trong công việc. Đó là các nhân tố tạo nên sự thỏa mãn, sự thành đạt, sự công nhận nhận thành tích, bản thân công việc của NLĐ, trách nhiệm và chức năng lao động, cơ hội phát triển. Đây chính là 5 nhu cầu cơ bản của NLĐ khi tham gia làm việc. Đặc điểm của nhóm này là nếu không đƣợc thỏa mãn thì dẫn đến bất mãn, nếu đƣợc thỏa mãn thì sẽ có tác dụng tạo động lực.
- Nhóm yếu tố duy trì: Đó là các yếu tố thuộc về điều kiện, môi trƣờng làm việc của NLĐ, các chính sách chế độ quản trị của Doanh nghiệp, tiền lƣơng, sự hƣớng dẫn công việc, các quan hệ với con ngƣời, các điều kiện làm việc. Các yếu tố này khi đƣợc tổ chức tốt thì có tác dụng ngăn ngừa sự không thỏa mãn đối với công việc của NLĐ.
Học thuyết hai nhân tố của Herzberg có ý nghĩa với các nhà quản trị:
● Những nhân tố làm thỏa mãn cho NLĐ khác với các nhân tố tạo ra những sự bất mãn. Cho nên bạn không thể mong đợi sự thỏa mãn bằng cách đơn giản là sự xóa bỏ các nguyên nhân gây ra sự bất mãn.
● Việc động viên các NLĐ phải đƣợc giải quyết một cách thỏa đáng đồng thời cả hai nhóm nhân tố đƣợc duy trì và động viên, không thể chú trọng một nhóm nào riêng biệt cả.