Giám sát lắp ráp bộ phận kết cấu thép

Một phần của tài liệu 9 bai 9 giamsat KCThep thay chuong (Trang 54 - 56)

3. Giám sát gia công sản xuất kết cấu thép

3.4 Giám sát lắp ráp bộ phận kết cấu thép

Lắp ráp là việc ghép các chi tiết và bộ phận với nhau để liên kết hàn hay bulông tạo nên các bộ phận kết cấu. Trong việc chế tạo kết cấu thép, lắp ráp là công tác khó khăn và quan trọng vì nó quyết định hình dạng và kích thớc của kết cấu. Có nhiều phơng pháp lắp ráp, tuỳ hình dạng và kích thớc cấu kiện : theo đờng vạch dấu ; theo bản mẫu ; dùng khung dẫn.

Đây là phơng pháp lắp ráp dựa vào các dấu đã vạch, thờng dùng để lắp ráp các kết cấu với khối lợng không lớn. Để lắp ráp kết cấu theo phơng pháp này trong xởng cần có các bệ lắp ráp. Bề lắp ráp có kết cấu và móng kiên cố, có mặt trên chắc chắn và phẳng. Có các ụ tựa và các lỗ công nghệ thích hợp để lắp ráp các kết cấu. Trên hình 31 là hình ảnh bệ lắp ráp nhỏ. Khi lắp ráp ngời ta đặt các chi tiết lên bệ, vị trí mỗi chi tiết dựa vào các đờng vạch dấu, giữ vững các chi tiết bằng các nêm hay ụ tựa, gông, kẹp xiết, thanh chống và cả các mối hàn đính. Đây là phơng pháp thông dụng cho các xởng chế tạo thủ công.

Hình 31: Bệ lắp ráp

- Lắp ráp theo bản mẫu

Hình 32: Lắp ráp giàn thép theo mẫu

Phơng pháp lắp ráp theo bản mẫu tức là làm một bản mẫu có hình dạng và kích thớc đúng nh kết cấu, đặt các chi tiết thép lên bản mẫu và liên kết chúng với nhau bằng hàn đính hay bằng kẹp,

bulông; sau đó lấy ra và tiến hành liên kết kiên cố. Phơng pháp này hay đợc áp dụng khi chế tạo giàn. Thông thờng ngời ta lắp ráp theo cách sau: hình dạng giàn đợc vẽ (gọi là phóng dạng) ngay lên sàn phóng dạng ; sau đó lắp ráp một giàn mẫu và dùng giàn mẫu để lắp ráp các giàn. Giàn mẫu không nhất thiết phải đợc lắp ráp đẩy đủ, mà chỉ lắp ráp các chi tiết cần thiết để làm bản mẫu. Trên hình 32 là hình ảnh mô tả việc lắp giàn theo bản mẫu.

- Lắp ráp theo khung dẫn

Khung dẫn là một thiết bị tĩnh tại có cấu tạo phù hợp với cấu kiện đợc chế tạo, để cố định các chi tiết vào đúng vị trí so với nhau ; các chi tiết đợc giữ bằng lò xo, êtô, chêm. Đây là phơng pháp có năng suất cao nhất và đảm bảo chất lợng tổ hợp tốt nhất.

Khi lắp ráp kết cấu thờng dùng các mối hàn đính hoặc bulông tạm. Mối hàn đính chỉ có tiết diện tối thiểu : dày bằng nửa mối hàn chính thức, dài 50 mm, cách nhau không quá 500 mm. Mối hàn đính phải là vật liệu hàn và do thợ hàn nh đối với mối hàn chính. Nếu mối hàn đính nằm ngoài vị trí mối hàn chính thì sau khi hàn xong phải tảy bỏ và làm sạch chỗ hàn đó trên kết cấu. Khi lắp ráp các bộ phận có liên kết bằng bulông, dùng calip đờng kính nhỏ hơn đờng kính lỗ bulông là 1,5 mm và dùng các chốt tổ hợp. Theo TCXDVN 170 : 1989, các lỗ đã tạo trên thép phải thoả mãn yêu cầu tổ hợp kết cấu nh sau : calip phải đút lọt 75% số lỗ ; nếu ít hơn 75% thì phải tổ hợp lại và kiểm tra lại. Các bộ phận kết cấu sau khi lắp ráp xong và đã đợc kiểm tra nhng cha kết thúc hàn trong vòng 24 giờ thì phải đợc kiểm tra lại.

Một phần của tài liệu 9 bai 9 giamsat KCThep thay chuong (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w