Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Một phần của tài liệu Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể trước chuyển phôi (Trang 28 - 29)

* Phương pháp sử dụng hormon kích thích.

Phương pháp sử dụng hormone kích thích cũng ảnh hưởng tới nguy cơ rối loạn NST ở phôi. Baart 2007 đã sử dụng FISH trên 9 cặp NST (1, 7, 13, 15, 16, 18, 21, 22 và XY) để so sánh tỉ lệ bất thường về NST của phôi khi sử dụng phương pháp kích thích buồng trứng nhẹ với phương pháp cổ điển và phát hiện thấy tỉ lệ phôi bất thường về NST ở nhóm kích thích buồng trứng

nhẹ thấp hơn so với nhóm còn lại 16.

Weghofer 2008 khi sử dụng FISH để so sánh chất lượng phôi giữa hai phác đồ kích thích kéo dài (FSH tái tổ hợp và hMG) đã thấy tỉ lệ phôi bình thường về NST trong phác đồ sử dụng hMG là cao hơn hẳn so với sử dụng

FSH tái tổ hợp (69,8 so với 45,3%) 44 .Liều lượng hormone FSH cũng ảnh

hưởng đến tỷ lệ lệch bội NST. Katz-Jaffe và cộng sự 2005 thấy rằng khi sử dụng liều FSH thấp thì nguy cơ tạo ra phôi Trisomy 21 thể khảm thấp hơn so với khi sử dụng liều cao. Fragouli và cộng sự 2009 cũng thấy rằng khi sử dụng liều FSH

thấp thì nguy cơ bị lệch bội NST giảm 45.

* Những yếu tố từ tinh trùng và phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn.

Nghiên cứu so sánh giữa IVF cổ điển và phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn thấy rằng tỷ lệ lệch bội ở phôi tạo ra từ 2 phương pháp trên như nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ bất thường cao hơn một ít ở nhóm bệnh nhân dùng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, khi những bệnh nhân này là người mang những rối loạn về NST, có tinh trùng ít, yếu và dị dạng.

Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng tuổi của bố có liên quan đến sự suy

giảm về khả năng sinh sản và con cái, độc lập với tuổi mẹ 46. Khi nam giới già

đi, chất lượng của tinh trùng bị giảm xuống. Kết quả là tinh trùng của nam giới nhiều tuổi chứa nhiều khuyết tật DNA hơn so với khi còn trẻ. Vì thế nguy cơ tạo ra phôi chứa các rối loạn NST cũng lớn hơn.

Năm 2007, Adams và cộng sự nghiên cứu trên 23 chu kỳ sử dụng noãn của người cho, thấy rằng tuổi của bố không ảnh hưởng đến tỷ lệ lệch bội NST ở phôi. Tuy nhiên, ở bệnh nhân có chất lượng tinh trùng kém, giảm khả năng chuyển động và tăng các mảnh vụn DNA, thì khả năng phôi bị lệch bội NST cao. Phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn không thể chọn lựa tinh trùng có chất lượng cao nhất. Điều này có thể giải thích là những yếu tố từ tinh trùng ảnh hưởng đến chất lượng của phôi thông qua những sai sót của trung thể,

rối loạn hoạt động của các ty thể và khả năng hoạt hóa noãn bị rối loạn 47.

Một phần của tài liệu Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể trước chuyển phôi (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)