Các biến số và chỉ số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể trước chuyển phôi (Trang 65 - 67)

2.2.5.1. Đặc điểm của bệnh nhân

- Tuổi vợ: phân thành các nhóm <35 tuổi, 35-39 tuổi, 40-45 tuổi và >45 tuổi. - Loại vô sinh:

+ Vô sinh nguyên phát (vô sinh I): hai vợ chồng chưa từng có thai, mặc dù đã sống với nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào.

+ Vô sinh thứ phát (vô sinh II): hai cặp vợ chồng có ít nhất một lần thụ thai tự nhiên trước đây (bao gồm cả sẩy thai, thai lưu, thai ngoài tử cung), nhưng sau đó không thể có thai lại dù sống với nhau trên một năm và không sử dụng biện pháp tránh thai nào.

- Tiền sử sản khoa:

+ Thai lưu: Thai chết mà còn lưu lại trong buồng tử cung ở bất kỳ tuổi thai nào.

+ Tiền sử sẩy thai: tiền sử sẩy thai là khi thai nhi được tống ra khỏi tử cung khi chưa có khả năng sống độc lập, trong nghiên cứu này chúng tôi lấy mốc thai nhi trước tuần 20 của thai kỳ.

+ Thất bại IUI: Cặp vợ chồng từng thực hiện IUI nhưng không có thai lâm sàng, không có xuất hiện túi ối trong buồng tử cung.

+ Thất bại làm tổ IVF: Không có thai lâm sàng sau chuyển phôi

-Nồng độ FSH cơ bản (baseline plasma FSH – b FSH) là nồng độ FSH

trong máu tại thời điểm ngày 2-3 của chu kỳ kinh.

-Nồng độ E2: định lượng vào ngày bổ sung progesteron trong chu kỳ

chuẩn bị niêm mạc tử cung bằng E2 và P4.

-Độ dày niêm mạc tử cung: Khoảng cách xa nhất giữa vùng cản âm giữa

cơ tử cung và niêm mạc tử cung đo trên mặt phẳng vuông góc với trục dọc giữa trung tâm của tử cung trên siêu âm. Được xác định trong ngày bổ sung P4. Tính bằng đơn vị mm.

2.2.5.2. Đặc điểm của phôi và rối loạn NST của phôi.

- Tỷ lệ phôi bị rối loạn NST: số phôi có rối loạn NST (bao gồm dị bội, đa bội, rối loạn cấu trúc NST) trên tổng số phôi được kiểm tra bằng kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới.

- Với phôi bị rối loạn NST, tiến hành khảo sát:

+ Số lượng NST bị rối loạn: 1 NST hay nhiều hơn: được phân thành bất thường xảy ra trên 1 NST, xảy ra trên 2 NST và ≥ 3 NST.

+ Rối loạn nhiễm sắc thể: Bao gồm cả rối loạn cấu trúc và rối loạn số lượng nhiễm sắc thể

+ Rối loạn số lượng hay rối loạn cấu trúc NST, với mỗi rối loạn NST, tiến hành xác định rối loạn xảy ra trên NST nào và là loại rối loạn nào? Từ đó đưa ra nhận định.

+ Lệch bội nhiễm sắc thể: Thêm hoặc mất từ một nhiễm sắc thể trở lên trong phôi.

+ Đa bội: nhiễm sắc thể là bội số của n lớn hơn 2n của bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

- Rối loạn về số lượng NST:

+ Thể không nhiễm là rối loạn mất cả 2 NST của một cặp NST. + Thể đơn nhiễm là rối loạn mất 1 NST của một cặp NST.

+ Thêm tam nhiễm là thêm một NST của một cặp NST. - Rối loạn cấu trúc NST:

+ Mất đoạn: là mất đi một đoạn NST của một NST. + Thêm đoạn: thêm một đoạn NST vào một NST.

2.2.5.3. Đặc điểm phát triển của phôi được chuyển của cả 2 nhóm

- Tổng số phôi là tổng số phôi được chuyển vào buồng tử cung của người vợ sau khi được sàng lọc bằng NGS hoặc sàng lọc hình thái

- Thai sinh hóa: Được chẩn đoán khi xét nghiệm βHCG >25 UI/ ml rồi giảm βHCG nhưng không phát triển thành thai lâm sàng.

- Thai lâm sàng: được chẩn đoán khi siêu âm đầu dò đường âm đạo có túi ối trong buồng tử cung.

- Sẩy thai: có túi ối hoặc các thành phần của thai rồi sẩy thai (trước 20 tuần) - Sẩy thai tái diễn: sẩy thai liên tiếp từ 3 lần trở lên.

- Thai tiến triển: thai phát triển sau tuần 12.

- Đa thai là hiện tượng có sự phát triển của nhiều thai trong buồng tử cung, tính cả song thai cùng trứng và khác trứng.

- Chửa ngoài tử cung: trường hợp phôi làm tổ và phát triển ngoài buồng tử cung

- Tỷ lệ có thai sinh hóa = ố ỳ ó ó

ổ ố ỳ ể ô x 100

- Tỷ lệ làm tổ: = ổ ố ú ê â đượ

ổ ố ô ể à ử x 100

- Tỷ lệ có thai lâm sàng: = ổ ố ỳ ê â ấ ú ố ể ô

ổ ố ỳ ể ô x 100

- Tỷ lệ thai tiến triển: = ố ỳ ó ế ể

ổ ố ỳ ể ô x100

- Tỷ lệ sinh con sống: = ố ỳ ó ơ í ố đẻ

ổ ố ỳ ể ô x 100

Một phần của tài liệu Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể trước chuyển phôi (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)