Công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn bò cái sinh sản nuôi tại trại bò khoa chăn nuôi thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 39 - 40)

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại bò khoa Chăn nuôi Thú y, em đã tham gia thực hiện công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại kết quả được trình bày ở bảng 4.3

Bảng 4.3. Kết quả phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng nuôi bò tại trại

Nội dung công việc Định Mức (lần) Kết quả thực hiện (lần) Tỷ lệ (%) Dọn chuồng 180 160 88,88 Rửa chuồng 180 160 88,88

Vệ sinh máng ăn, máng uống 180 120 66,66

Chuyển phân ra vườn cỏ 180 100 55,55

Dọn đường nước thải phân 6 3 50,00

Phun thuốc khử trùng 24 12 50,00

Từ kết quả bảng 4.3 cho thấy vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại là việc phải được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Muốn gia súc được khỏe mạnh thì phải được sống trong điều kiện môi trường tiểu khí hậu trong sạch, không mầm bệnh, không độc tố. Vì vậy trong 6 tháng thực tập tại trại bò khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên em đã thực hiện theo đúng quy trình phòng bệnh của trại đề ra.

+ Công tác vệ sinh chuồng trại theo định mức một ngày dọn vệ sinh một lần. Trong thời gian 6 tháng là 180 lần em đã thực hiện được 160 lần đạt tỉ lệ 88,88%.

+ Vệ sinh máng ăn máng uống theo định mức 180 lần em đã thực hiện được 120 lần đạt tỉ lệ 66,66%.

+ Chuyển phân ra ngoài vườn cỏ theo định mức 180 lần em đã thực hiện được 100 lần kết quả đạt tỉ lệ 55,55%.

+ Vệ sinh khơi thông cống rãnh nước thải phân theo định mức 6 lần em đã thực hiện được 3 lần kết quả đạt tỉ lệ 50,00%.

+ Phun thuốc khử trùng tiêu độc theo định mức 24 lần em đã thực hiện được 12 lần kết quả đạt tỉ lệ 50,00%.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn bò cái sinh sản nuôi tại trại bò khoa chăn nuôi thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)