Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình khu vực địa lý Việt Nam (Trang 35 - 36)

C. THẾ MẠNH VỀ CHĂN NUÔI GIA SÚC:

Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông lâm nghiệp

+ Vùng có nhiều thuận lợi về tài nguyên nông nghiệp ( địa hình, đất – khí hậu – nước) và nhièu thuận lợi về KT – XH ( lao động,truyền thống sản xuất,nhiều cơ sở chế biến, kết cấu hạ tầng GTVT, chính sách mới...) để phát triển thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (lâu năm, ngắn ngày) lớn nhất nước. + Để sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng thì :

• Vùng đã xây dựng nhiều chương trình thủy lợi kết hợp các chương trình thủy điện (Sông Bé, sông Đồng Nai, La Ngà) để giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc các sông.

• Hồ Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay (rộng = 270 Km2 chứa 1,7 tỷ m3 nước, đảm bảo nước tưới tiêu cho trên 170.000 ha đất thường xuyên thiếu nước về mùa khô của Tây Ninh và Củ Chi

=> Nhờ đó diện tích đất trồng trọt tăng, hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm tăng, khả năng đảm bảo lương thực thực phẩm cho vùng cũng tốt hơn.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng : đổi giống cây cao su( 40% DT cây CN của vùng, tập trung ở ĐN, BD,BP,TN, tpHCM ). Đẩy mạnh trồng cây cà phê( ĐN, BP, BR – VT), hồ tiêu ® Gần đây phát triển trồng cây cọ dầu, hạt điều với quy mô lớn ® Cải tạo vườn cây ăn quả với giống mới – Các cây công nghiệp ngắn ngày như lạc ( TN, BD, tpHCM ), đậu tương (ĐN ), mía( ĐN, TN ) vẫn chiếm vị trí hàng đầu.

+ Đối với Lâm nghiệp:Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn ven biển. - Diện tích rừng tuy không lớn (532.600 ha) nhưng có ý nghĩa lớn trong việc phòng hộ, đảm bảo cân bằng sinh thái vùng, giữ mực nước ngầm, tránh mất nước ở các hồ chứa.

- Rừng quốc gia Cát Tiên : một cơ sở nghiên cứu lâm sinh học và thắng cảnh đẹp cần bảo vệ nghiêm ngặt.

Một phần của tài liệu Giáo trình khu vực địa lý Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)