Địa hình đất trồng:

Một phần của tài liệu Giáo trình khu vực địa lý Việt Nam (Trang 32 - 33)

C. THẾ MẠNH VỀ CHĂN NUÔI GIA SÚC:

a.Địa hình đất trồng:

· Đất đỏ badan (Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu) khá màu mỡ (40% diện tích của vùng).

· Đất xám phù sa cổ (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước).

=> Phân bố tập trung thành những vùng lớn trên những vùng đồi thấp lượn sóng ở Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai thích hợp phát triển các cây công nghiệp dài này (cao su, cà phê, điều), cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá …) trên quy mô lớn.

· Dọc thung lũng sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông La Ngà có đất phù sa sông => trồng cây lương thực, hoa màu …

· Ngoài ra , còn có đất phù sa ven biển...

b. Khí hậu :

+ Cận Xích đạo gió mùa nóng quanh năm , điều hoà => thuận lợi trồng nhiều loại cây nhiệt đới cho năng suất cao, ổn định.

* Hạn chế: Mùa khô kéo dài => thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Đe dọa sự xâm nhập mặn của các vùng ven biển.

c. Sông ngòi:

+ Hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông La Ngà, sông Vàm Cỏ … => là nguồn cung cấp nước ngọt phong phú, có giá trị thủy điện và thủy lợi lớn.

d. Thủy sản:

- Nằm gần các ngư trường : Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, và ngư trường Minh Hải, Kiên giang => nên rất thuận lợi phát triển ngành khai thác, chế biến, nuôi trồng hải sản và xây dựng cảng cá.

e. Rừng:

- Không thật lớn (tập trung ở bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai) (532.600 ha = 6,8% diện tích rừng cả nước) nhưng là nguồn cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi cho Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên liệu cho Liên hiệp giấy Đồng Nai.

- Khu Vườn quốc gia Cát Tiên cá giá trị du lịch và nghiên cứu lâm sinh học. - Ven biển có rừng ngập mặn.

=> Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái, giữ nguồn nước, bảo vệ các hồ thủy diện và thủy lợi.

Một phần của tài liệu Giáo trình khu vực địa lý Việt Nam (Trang 32 - 33)