Tài nguyên thiên nhiên:

Một phần của tài liệu Giáo trình khu vực địa lý Việt Nam (Trang 25 - 27)

C. THẾ MẠNH VỀ CHĂN NUÔI GIA SÚC:

b) Tài nguyên thiên nhiên:

* Đất đai:

+ Đất phù sa: ở các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Chủ yếu là đất cát pha nên trồng lúa năng suất thấp, thích hợp để trồng các cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, mía, thuốc lá), cây thực phẩm, cây ăn quả.

- Đồng bằng Thanh Hóa: rộng lớn và màu mỡ nhất: 2.900 Km2 - Đồng bằng Phan Rang: nhỏ nhất: 220 Km2

+ Đất Feralit, đất phù sa cổ ở vùng đồi núi phía Tây thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm, phát triển đồng cỏ chăn nuôi gia súc lớn (như Bò = 505 đàn Bò cả nước) và đất đỏ badan rải rác ở vùng trung du Bắc Trung bộ có giá trị để trồng cây công nghiệp lâu năm như:cà phê (Tây Nghệ An Quảng Trị), cao su (Quảng Bình, Quảng Trị),chè(Tây Nghệ An) và trồng rừng

* Khí hậu:

+ BTB: Có tính nhiệt đới gió mùa, có mùa Đông lạnh vừa.Mưa vào Thu

đông.Mùa Hè có gió Lào khô nóng.Thường xảy ra nạn cát bay, lũ lụt, hạn hán diễn biến thất thường.

+ NTB nhiệt đới nóng quanh năm.Có 2 mùa mưa khô rõ rệt.Mưa vào thu đông. Cực NTB là vùng khô nòng nhất nước ta.

+ Nhìn chung mùa mưa của DHMT chậm dần từ Bắc đến Nam.

* Nguồn nước: Có nhiếu sông ngòi (14 hệ thống sông lớn, nhỏ). Tuy phần lớn là sông ngắn, nhỏ, dốc, nhưng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, bồi đắp phù sa tạo đồng bằng khá màu mỡ (sông Mã, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng, sông Trà Khúc …)

+ Rất kiệt về mùa khô

* Rừng:

+ Có diện tích và trữ lượng lớn thứ 2 sau Tây Nguyên.

+ Độ che phủ 34%. Tập trung ở các lâm trường thuộc miền núi phía Tây. + Có nhiều gỗ quý, lâm sản và chim thú có giá trị.

+ Rừng giàu chỉ còn ở những vùng sâu giáp biên giới Việt Lào và sườn các cao nguyên.

+ Ven biển có rừng ngập mặn.

* Biển:

+ Có vùng biển rộng, nhiều hải sản và nhiều bãi cá lớn, bãi tôm … (= 77% bãi cá cả nước)

+ Có đường bờ biển dài 1.800 km, nhiều cửa sông, nhiều đầm, phá, vũng, vịnh. => Phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

=> Thuận lợi xây dựng cảng (cảng Nghi Sơn ở Thanh Hóa, Chân Mây ở Huế, Sơn Trà ở Đà Nẳng, Dung Quất ở Quảng Ngãi, Cam Ranh ở Khánh Hòa …) + Ngoài biển khơi có nhiều đảo và quần đảo có tác dụng chắn gió bão, là nơi trú ngụ của tàu thuyền đánh cá.

+ Vùng có nhiều bãi tắm đẹp: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Nha Trang, Sa Huỳnh, Cà Ná …

* Khoáng sản:

+ Có một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như: - Sắt = 60% trữ lượng cả nước (Hà Tĩnh)

- Crôm = 100% trử lượng cả nước (Thanh Hóa) - Sn = 60% trử lượng cả nước (Nghệ An)

- Mn (Nghệ An), Titan (Huế), Đá quý (Nghệ An), Đá vôi (Nghệ An, Thanh Hóa), đất sét trắng (Quảng Bình), cát trắng (Khánh Hòa)

+ Thềm lục địa biển Đông có tiềm năng về dầu khí và khả năng tốt để làm muối.

=> Hạn chế:

- Bão, lũ, nạn hạn hán, nạn cát bay, gió Lào …

- Rừng giàu chỉ còn ở những vùng sâu giáp biên gới Việt Lào. - Lũ lên nhanh, rút nhanh. Rất kiệt về mùa khô.

Một phần của tài liệu Giáo trình khu vực địa lý Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)