Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Luận án hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh savannakhet, lào (Trang 121 - 123)

Kết quả của công cuộc đổi mới trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Lào từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập

trung bình thấp. Cùng chung xu hướng đó của cả nước, tỉnh Savannakhet đã đạt được những thành tựu nhất định. Từ năm 2006-2010 tăng trưởng GDP đạt mức 8.1%/năm, GDP đầu người tăng lên 610 USD, tỷ lệ lạm phát giảm còn 6,1%. Từ 2010-2019, tăng trưởng GDP đạt mức 5,8%/năm, GDP đầu người tăng lên 2.097 USD, tỷ lệ lạm phát là 5,84% và đang giữ trong tầm kiểm soát tốt.

Với đặc điểm là nền kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng cũng ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tác động y tế ban đầu của dịch bệnh không nghiêm trọng nhưng nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động cả ở cấp trung ương và địa phương. Kinh tế vĩ mô và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP ước tính phục hồi ở mức 4% vào năm 2021 và dự báo tăng lên 4.5% trong năm 2022. Kinh tế tỉnh được kỳ vọng tăng trưởng do nhận được sự hỗ trợ từ sản xuất nông nghiệp tốt hơn và sản xuất điện ổn định sẽ lấp chỗ trống cho việc hồi phục chậm trong lĩnh vực dịch vụ giữa tình hình dịch bệnh Covid-19.

Mặc dù việc phát triển kinh tế của tỉnh đang có đà tăng trưởng, tuy nhiên tình hình lây lan dịch bệnh Covid-19 vòng mới cùng với những thách thức về mặt cơ cấu sẽ là những mối đe dọa việc phục hồi nền kinh tế. Tỉnh cần khẩn trương tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19 đi đôi với việc thực hiện các biện pháp tăng cường mạnh mẽ quản lý kinh tế vĩ mô, cũng như tăng cường lòng tin của nhà đầu tư cần thiết để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế và bảo vệ phúc lợi của hộ gia đình. Các biện pháp nghiêm ngặt đối với du khách trong năm 2020 nhằm phòng ngừa không để xảy ra khủng hoảng y tế lớn tại tỉnh, tuy nhiên lại kìm hãm nhu cầu trong và nước ngoài dẫn đến thất nghiệp tăng lên, tài chính công bị ảnh hưởng nặng nề. Ngành nông nghiệp dự kiến sẽ phục hồi ở mức trung bình trong năm 2021, chủ yếu là do tăng trưởng từ lĩnh vực chăn nuôi. Việc trồng cây lương thực bị chậm do thời tiết lạnh hơn và tình trạng thiếu nước. Tăng trưởng công nghiệp sẽ được thúc đẩy do việc sản xuất điện tăng, tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng quy mô lớn, khai thác mỏ và bất động sản dự kiến tăng vào năm 2021, 2022 sẽ tạo ra việc làm và hỗ trợ sức mua của các hộ gia đình.

Tăng trưởng của ngành dịch vụ trong năm 2021 sẽ được hỗ trợ bởi sự phục hồi tiêu dùng nội địa. Dự kiến du lịch quốc tế để kinh doanh và nghỉ ngơi sẽ trở lại bình

thường vào năm 2022, các động lực phục hồi kinh tế trung hạn dự kiến sẽ là thương mại bán buôn, bán lẻ, vận tải và thông tin liên lạc.

Việc giá cả lương thực tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh và thiên tai đã làm cho tỷ lệ lạm phát tăng lên 5,9% năm 2020, dự báo sẽ giảm xuống còn 5,5% trong năm 2021 và sẽ lại tăng lên thành 5.6% vào năm 2022 do những áp lực từ giá cả hàng hóa nhập khẩu bị ảnh hưởng từ việc mất giá đồng kíp Lào, nhưng sẽ được bù đắp bằng sản xuất nội địa sẽ tăng lên.

Những khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trong nước, đi kèm với những thách thức về cơ cấu và quản trị yếu kém, đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn do dịch bệnh Covid-19. Mất cân bằng ngân sách có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới. Cơ cấu nền kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều rủi ro, do áp lực phải trả nợ tăng lên và lãi suất vay vốn để trả nợ có xu hướng tăng cao hơn, cần thiết phải tạo bản đồ ngân sách để đảm bảo cho tăng trưởng bền vững hơn, điều quan trọng là phải thực hiện các cải cách nhằm minh bạch và quản lý nợ công tốt hơn.

Theo Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội quốc gia và Kế hoạch ngân sách Nhà nước Lào năm 2021, tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2021 tăng từ 4% trở lên và đảm bảo thu ngân sách đạt 13,15% GDP. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vòng mới đang diễn biến phức tạp tại Lào, Chính phủ Lào đã áp dụng các biện pháp tạm thời đóng cửa một số cơ sở kinh doanh, sản xuất, du lịch. Tất cả các địa phương trên cả nước Lào cũng đã tiến hành các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại. Nhiều hoạt động xã hội bị hạn chế. Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, việc kinh tế tăng trưởng 4% trong năm nay sẽ là một thách thức không nhỏ đối với Lào.

Một phần của tài liệu Luận án hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh savannakhet, lào (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)