Luật đầu tư nước ngoại tại Việt nam được ban hành lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1987, trở thành khuôn khổ pháp luật cơ bản đầu tiên cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư FDI về cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu quốc gia đề ra về vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề về việc làm, tăng năng suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Đặc biệt từ sau năm 2000 khi Quốc Hội ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2005, hoạt động đầu tư FDI đã tăng lên nhanh chóng. Đến nay, khu vực này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế xã hội.
Bằng chính sách mở cửa, ưu đãi và môi trường kinh doanh hấp dẫn, trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút được một số lượng lớn dự án và nguồn vốn FDI. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/9/2021 đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới có 1.212 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 12,5 tỷ USD, giảm 37,8% về số dự án và tăng
20,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký điều chỉnh có 678 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 6,43 tỷ USD, tăng 25,6%; vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 2.830 lượt với tổng giá trị góp vốn 3,22 tỷ USD, giảm 43,8%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 13,28 tỷ USD, giảm 3,5% (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2021)
FDI có tác động lan tỏa nhìn chung là tích cực đến thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, một số kệnh lan tỏa mang lại tác động tích cực, một số kênh lại mang lại tác động tiêu cực. Do đó chính phủ cũng như bản thân doanh nghiệp đã và đang có những biện pháp để phát huy tính tích cực, hạn chế tính tiêu cực đó.
Về phía nhà nước, chính phủ tăng cường khả năng lan tỏa công nghệ theo định hướng ngành như chú trọng vào ngành sản xuất kim loại, chế tạo máy và phương tiện đi lại, điện tử, hóa chất… Tăng cường hình thức hợp tác doanh nghiệp với các doanh nghiệp FDI trong hoạt động R&D. Có các chính sách chọn lọc các dự án FDI sao cho cân đối giữa các vùng miền. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Sửa đổi các nội dung không còn phù hợp, không đồng bộ, thiếu nhất quán, còn bất cập, chưa rõ, bổ sung các nội dung còn thiếu. Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Lựa chọn các dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên để đưa vào danh mục dự án đối tác công - tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài. Tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Hoàn thiện các quy định của pháp luật để tăng cường quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài tại Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đảm bảo quản lý hiệu quả.
Về phía các doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong nước đã và đang đa dạng chiến lược kinh doanh, đổi mới công nghệ, cởi mở hơn để tiếp cận tốt hợn các nguồn tri thức bên ngoài. Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, trình độ quản lý hiệu quả. Tiếp tục đổi mới sản phẩm, xây dựng thương hiệu nhằm cạnh tranh được với các