Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Luận án hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh savannakhet, lào (Trang 68 - 78)

Trong những năm qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Savannakhet. Điều này được thể hiện qua những kết quả sau:

3.3.1.1. FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển

Vốn FDI tăng qua các năm đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và là nguồn bù đắp quan trọng cho cân bằng vốn Nhà nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Thông qua FDI, nhiều nguồn lực trong nước (lao động, đất đai, tài nguyên…) được khai thác và đưa vào sử dụng.

Bảng 3.7. Vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 – 2020

(Đơn vị tính: Triệu USD)

Năm Tổng vốn

trong nước Vốn FDI

Tỷ trọng vốn trong nước (%) Tỷ trọng FDI (%) 2010 85,02 16,75 83,54 16,46 2011 87,41 19,27 81,94 18,06 2012 102,61 20,96 83,04 16,96 2013 104,87 24,22 81,24 18,76 2014 106,83 28,94 78,68 21,32 2015 108,38 32,245 77,07 22,93 2016 105,13 37,14 73,89 26,11 2017 100,08 38,17 72,39 27,61 2018 98,94 49,84 66,50 33,50 2019 99,62 52,28 65,58 34,42 2020 93,79 46,29 66,95 33,05

Nguồn: Tổng cục Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021

Vốn FDI chủ yếu là vốn của các doanh nghiệp tư nhân, nhằm mục đích sinh lời, tập trung thực hiện các dự án ở những lĩnh vực và địa phương có điều kiện thuận lợi. Trong khi đó nhà nước phải xác định chiến lược đầu tư trong nhiều lĩnh vực và các địa phương. Do vậy, để đáp ứng việc thu hút nguồn vớn FDI, nhà nước có thể chủ động hơn trong bố trí cơ cấu vốn đầu tư, dành nhiều vốn ngân sách cho đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cho ưu đãi để khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài vào vùng có điều kiện khó khăn, tạo tốc độ tăng tương đối đồng đều, hợp lý ở các địa phương (Bảng 3.6).

Hình 3.4. Vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 - 2020

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu của Tổng cục Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021

Thực tế đã chứng minh vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020 đã đóng góp một phần rất quan trọng vào nền kinh tế xã hội của tỉnh Savannakhet.

Có thể thấy trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng tăng liên tục từ năm 2010 đến năm 2019, thì vốn đầu tư trong nước lại tăng giảm không đồng đều.

Giai đoạn năm 2010 đến 2015, vốn đầu tư trong nước liên tục tăng từ 85,02 triệu đô lên 108,38 triệu đô. Vốn FDI cũng tăng từ 16,75 triệu đô lên 32,24 triệu đô. Tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư tại tỉnh cũng chiếm tỷ trọng tăng dần từ 16,46% vào năm 2010 lên 22,93% vào năm 2015.

Giai đoạn 2016-2018, vốn đầu tư trong nước có sự giảm xuống từ 105,13 triệu đô còn 98,94 triệu đô. Vốn FDI vẫn có xu hướng tăng từ 37,14 triệu đô lên 48,83 triệu đô. Tương đương tỷ trọng đóng góp trong tổng vốn là 26,11% vào năm 2016 và 33,50% vào năm 2018.

Năm 2019, cả vốn đầu tư trong nước và vốn FDI đều tăng, với số vốn trong nước là 99,61 triệu đô và vốn FDI là 52,28 triệu đô, chiếm 34,42% trong tổng vốn.

Sang năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cả vốn đầu tư trong nước và vốn FDI đều có sự sụt giảm. Trong khi vốn đầu tư trong nước giảm còn 93,79 triệu đô thì vốn FDI giảm còn 46,29 triệu đô, chiếm 33,05% trong tổng vốn.

Có thể thấy, vốn FDI đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn từ 2010 đến 2020, Mặc dù vốn đầu tư trong nước có sự biến đổi không đồng đều thì lượng vốn FDI vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng

- 50.00 100.00 150.00

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng vốn trong nước Tổng vốn nước ngoài

vốn đầu tư tại tỉnh Savannakhet.

3.3.1.2. FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh

Tổng kết lại thời gian gần 30 năm qua, sau khi mở cửa thu hút FDI, tuy còn rất nhiều khó khăn phức tạp nhưng tỉnh Savannakhet đã đạt được kết quả và thắng lợi to lớn trong đó có phần đóng góp quan trọng của khu vực FDI. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất (1981 – 1985) nền kinh tế quốc dân có sự phát triển thường xuyên và được củng cố từng bước, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân 5.5%/năm.

Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ II (1986 – 1990) dù là giai đoạn đầu của công cuộc cải cách kinh tế mới và gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân vẫn là 4.4%/năm. Tỷ lệ lạm phát giảm xuống từ 30.3% năm 1985 đến 11.5% năm 1987 và 14.6% năm 1990.

Trong giai đoạn năm 1991 đến 1995 là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ III, đây là giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới toàn diện trên nguyên lý của Đảng. Sự phát triển trong giai đoạn này đã đạt được con số tăng trưởng cao trung bình 6.85%/năm và tỷ lệ lạm phát trung bình 11.2% trong 5 năm giảm xuống 40.7% so với 5 năm trước. GDP đầu người tăng lên từ 213 USD năm 1990 đến 334 USD năm 1995.

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ IV (1996-2000) nhằm xây đựng cơ cấu theo ngành, địa phương để tiếp tục củng cố, gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Kinh tế tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng tương đối tốt, tốc độ trung bình GDP năm năm tăng 6.2% /năm, thấp hơn giai đoạn 1991-1995. Nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Châu Á đã làm đồng Kíp mất giá, tỷ lệ lạm phát trung bình 55% và cao nhất trong lịch sử là 128% năm 1999.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ V (2001 – 2005) nhằm thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chiến lược tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo quốc gia. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 6.3%/năm, GDP đầu người đạt 491 USD, tỷ lệ lạm phát giảm xuống từ 15.5% năm 2003 đến 7.8% năm 2005.

Kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ VI từ năm 2006 – 2010 nhằm chuyển từ phát triển không ổn định sang phát triển nhanh chóng và ổn định. Tạo ra sản phẩm hàng hóa phong phú với khối lượng và giá trị cao. Tăng cường phát huy lợi thế so sánh để thực hiện cam kết với các nước ASEAN, song phương, đa phương và WTO. Tốc độ tăng trưởng GDP là 8.1%/năm, GDP đầu người tăng lên 610 USD, tỷ lệ lạm phát giảm còn 6.1% (Tổng cục Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021)

Giai đoạn từ 2011 đến nay, tỉnh vẫn tiếp nối sự thành công của các kế hoạch phát triển 5 năm trước. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh còn tích cực mở rộng thị trường, từng bước cải cách các chính sách pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút lượng vốn đáng kể, góp phần tăng GDP.

Bảng 3.8. Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào GDP bình quân của tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 – 2020

Năm GDP (USD) Đóng góp của khu

vực FDI (USD) Tỷ trọng (%) 2010 2050,79 924,40 45,08 2011 2069,47 933,12 45,09 2012 3191,14 1055,66 33,08 2013 3501,23 1489,73 42,55 2014 3723,12 1530,22 41,10 2015 3731,27 1555,35 41,68 2016 3702,81 1556,73 42,04 2017 3699,50 1589,46 42,96 2018 3684,74 1603,69 43,52 2019 3700,52 1609,13 43,48 2020 3496,58 1591,42 45,51

Nguồn: Tổng cục Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021

GDP đầu người tại tỉnh có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm, trong đó khu vực FDI đã có những đóng góp đáng kể vào tổng GDP đầu người của tỉnh. Năm 2010, GDP đóng góp từ khu vực FDI chiếm 45,08% trong tổng GDP đầu người, đến năm 2020 GDP đóng góp từ khu vực FDI là 45,51%.

3.3.1.3. FDI góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế, tăng thu ngoại tệ

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần hình thành một số ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh như: năng lượng, điện lực, công nghiệp, thủ công nghiệp, khoáng sản, dệt may, dịch vụ, công nghiệp chế biến, thực phẩm… Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Bảng 3.9. Đóng góp của khu vực FDI vào tổng kim ngạch xuất khẩu tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 – 2020

Năm

Trị giá xuất khẩu của cả tỉnh (Triệu

USD)

Trị giá xuất khẩu của khu vực FDI (Triệu

USD) Tỷ trọng (%) 2010 9,57 2,70 28,21 2011 9,00 2,66 29,60 2012 8,01 2,82 35,25 2013 7,24 2,95 40,80 2014 7,62 3,14 41,19 2015 8,38 3,27 39,04 2016 7,89 3,27 41,50 2017 7,74 3,28 42,34 2018 7,61 3,55 46,64 2019 7,83 3,55 45,34 2020 6,01 3,10 51,59

Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Savannakhet, 2021

Nhìn chung, xuất khẩu của khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và có xu hướng tăng qua các năm. Xuất khẩu của khu vực FDI đạt 2,7 triệu đô vào năm 2010 chiếm tỷ trọng là 28,21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Sang năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI có xu hướng giảm và đạt 2,6 triệu đô nhưng vẫn chiếm 29,6% trong tổng kim ngạch. Từ 2012 đến 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI liên tục tăng từ 2,8 triệu đô vào năm 2012

lên 3,5 triệu đô vào năm 2019 chiếm tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh lần lượt là 35,25% và 45,34%. Năm 2020, cũng do ảnh hưởng từ đại dịch Covid- 19, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu từ khu vực FDI giảm còn 3,1 triệu đô la mỹ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 51,59%.

Như vậy, FDI có tác động tích cực đến sản xuất hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra hàng loạt hàng hóa phong phú từ đó giúp tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh.

3.3.1.4. FDI tạo nguồn thu Ngân sách Nhà nước

Hàng năm, thu ngân sách nhà nước tăng lên, trong đó nguồn thu từ cả khu vực FDI và khu vực trong nước cũng tăng lên.

Bảng 3.10. Thu ngân sách nhà nước từ khu vực các doanh nghiệp trong nước tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 – 2020

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Nghĩa vụ thuế Thuế giá trị gia tăng Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập cá nhân Khác Tổng 2010 14,83 3,27 0,49 23 18,59 2011 14,74 3,21 0,49 0,22 18,44 2012 14,17 2,81 0,43 0,19 17,41 2013 13,76 2,54 0,38 0,17 16,68 2014 14,28 2,89 0,44 0,20 17,61 2015 14,37 2,95 0,45 0,21 17,77 2016 14,10 2,66 0,41 0,20 17,17 2017 13,97 2,49 0,36 0,19 16,82 2018 13,98 2,49 0,36 0,17 16,83 2019 14,13 3,67 0,37 0,19 18,17 2020 13,02 2,10 0,31 0,16 15,43

Bảng 3.11. Thu ngân sách nhà nước từ khu vực FDI tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 – 2020

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Nghĩa vụ thuế Thuế giá trị gia tăng Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập cá nhân Khác Tổng 2010 1,41 0,95 0,14 0,06 2,56 2011 1,63 1,11 0,17 0,07 2,98 2012 1,77 1,19 0,18 0,08 3,22 2013 1,92 1,29 0,19 0,09 3,49 2014 2,06 1,39 0,21 0,09 3,75 2015 2,14 1,44 0,22 0,10 3,90 2016 2,16 1,56 0,22 0,11 4,05 2017 2,16 1,59 0,23 0,11 4,09 2018 2,19 1,60 0,22 0,12 4,13 2019 2,19 1,60 0,22 0,12 4,13 2020 2,09 1,41 0,20 0,09 3,79

Nguồn: Tổng cục Thuế tỉnh Savannakhet, 2021

Hình 3.5. Nguồn thu ngân sách nhà nước của khu vực trong nước và khu vực FDI tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 – 2020

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu của Tổng cục Thuế tỉnh Savannakhet, 2021

9.62 9.46 8.43 7.70 8.63 8.79 8.19 7.84 7.85 9.18 6.44 2.52 2.92 3.15 3.42 3.68 3.81 3.95 3.97 4.02 4.04 3.72 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Khu vực FDI có những đóng góp to lớn trong thu Ngân sách Nhà nước tại tỉnh. Đóng góp từ khu vực FDI có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể:

Năm 2010, tổng thu Ngân sách Nhà nước là 12,14 triệu đô, trong đó đóng góp từ khu vực FDI là 2,52 triệu đô, chiếm 20,76% tổng thu Ngân sách. Sang năm 2011, đóng góp từ khu vực khối các doanh nghiệp trong nước giảm so với năm trước, chỉ còn 9,46 triệu đô, tuy nhiên đóng góp từ khu vực FDI vẫn tăng là 2,92 triệu đô, chiếm 23,58% nên tổng mức thu Ngân sách Nhà nước năm 2011 so với năm 2012 vẫn tăng. Cùng chung xu hướng đó, đóng góp từ khu vực trong nước vẫn giảm đến năm 2013 chỉ đạt 7,69 triệu đô trong khi đóng góp từ khu vực FDI đều tăng và đạt 3,42 triệu đô chiếm 30,73%. Giai đoạn từ năm 2014-2015, cả đóng góp từ khu vực doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đều có sự tăng. Tuy nhiên, từ 2016-2018, đóng góp từ khu vực trong nước lại giảm dần từ 8,19 triệu đô còn 7,85 triệu đô, trong khi mức đóng góp từ khu vực FDI vẫn tăng đều từ 3,95 triệu đô lên 4,02 triệu đô. Năm 2019, cả phần đóng góp từ khu vực trong nước và khu vực FDI đều có sự tăng trở lại, với mức tăng lần lượt là 9,18 triệu đô và 4,04 triệu đô.

Tuy nhiên sang năm 2020, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, cả phần đóng góp cho Ngân sách Nhà nước đến từ khối doanh nghiệp trong nước và khối doanh nghiệp FDI đều giảm xuống. Trong đó, khu vực nhà nước đóng góp 6,44 triệu đô la Mỹ và khu vực FDI đóng góp 3,72 triệu đô la Mỹ chiếm 40,6% trong tổng thu Ngân sách Nhà nước.

Có thể thấy, thu Ngân sách Nhà nước có sự tăng giảm không đều qua các năm. Nguyên nhân là do có sự giảm xuống về số lượng các doanh nghiệp trong nước, nhờ có nhân tố ảnh hưởng của việc thu hút FDI vào tỉnh có xu hướng tăng nên đã cân bằng lại một phần nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên số thu Ngân sách Nhà nước của tỉnh cũng còn phụ thuộc vào các nhân tố khách quan và chủ quan như xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, đại dịch Covid-19, việc sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả cao cũng có thể làm giảm thu từ các công ty lớn của khu vực FDI. Như vậy, để tránh khỏi các vấn đề trước mắt, tránh việc thu Ngân sách Nhà nước đột ngột giảm, tỉnh cần đề ra các chính sách thu hút FDI và chính sách về thuế hợp lý hơn để tạo cho nền kinh tế nhiều thành phần cùng phát triển và đóng góp vào Ngân sách Nhà nước.

Đồng thời, tỉnh cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước về việc quản lý kinh tế khu vực nói chung và việc quản lý FDI nói riêng.

3.3.1.5. FDI tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và phát triển nguồn nhân lực

FDI góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, đây là số lao động tuyển dụng vào các doanh nghiệp và các lao động khác được huy động vào các công việc hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ cho khu vực kinh tế.

Bảng 3.12. Số lao động tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 - 2020

Đơn vị: Người

Năm Số lao động tại tỉnh

Số lao động

trong khu vực FDI Tỷ trọng (%)

2010 38424 5070 13,19 2011 38920 5124 13,17 2012 38010 5203 13,69 2013 37328 5293 14,18 2014 38824 5506 14,18 2015 39217 5527 14,09 2016 38737 5567 14,37 2017 38099 5580 14,65 2018 38001 5601 14,74 2019 38977 5609 14,39 2020 34616 5010 14,47

Nguồn: Tổng cục Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021

Xét về số lượng, đội ngũ lao động được tuyển dụng vào khu vực FDI đã góp phần đáng kể trong việc giảm thất nghiệp cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay.

Nhìn chung, giai đoạn từ 2010 -2020, tổng số lao động làm việc tại tỉnh có xu

Một phần của tài liệu Luận án hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh savannakhet, lào (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)