Vị thế ngành hàng sữa của Việt Nam so với thế giới

Một phần của tài liệu THIẾT kế môn học QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG tìm HIỂU về CHUỖI CUNG ỨNG mặt HÀNG sữa (Trang 41 - 44)

giới a. Vị trí của ngành trong nền kinh tế Việt Nam

Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng cho đời sống kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước thay thế các mặt hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Bên cạnh đó, ngành đã có nhiều đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm đời sống nhân dân và ổn định tình hình xã hội, trở thành một mắt xích quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam.

Do thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, nên dù trong những năm kinh doanh ảm đạm của các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp ngành sữa vẫn giữ tăng trưởng mạnh với mức 2 con số. Trong những năm tới, việc dân số tăng, thu nhập người dân tăng kéo theo chi tiêu nhiều hơn, và những quan tâm ngày một nhiều của người Việt Nam về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, ngành sữa được kỳ vọng sẽ còn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này. Ngành sữa Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển và đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước chú trọng.

Tuy nhiên, sự phát triển của ngành hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của thị trường trong nước bởi hiện nay nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm trong ngành vẫn còn rất lớn.

b. Độ đa dạng chủng loại

Trong số các ngành hàng tiêu dùng nhanh, ngành hàng sữa, bao gồm sữa bột và sữa tươi, cũng đang chứng tỏ là một ngành tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu ở mức 2 con số. Và theo xu hướng chung của thị trường thế giới thì ngành sữa Việt Nam vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng. Có thể nói, thị trường sữa đang có những bước phát triển nhanh chưa từng thấy trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Nhóm hàng sữa đã đóng góp 13% trong tổng doanh thu ngành hàng tiêu dùng. Nhưng, số lợi nhuận khổng lồ từ ngành sữa mang lại hiện đang phải chia thị phần cho các hãng sữa ngoại và các nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài.

Nếu như trước đây, nhìn vào các quầy kệ bán sữa bột trong siêu thị, dễ nhận thấy sự thống lĩnh của sữa ngoại dù giá liên tục tăng nhờ ưu thế về thương hiệu và nguồn lực. Nhưng vài năm gần đây, khoảng cách này được giảm đáng kể, nhiều hãng sữa nội trong nước đang giữ mức tiêu thụ tốt.

Theo EMI, hai mảng chính dẫn dắt sự tăng trưởng của ngành sữa Việt Nam là sữa nước và sữa bột với gần 75% tổng giá trị thị trường, trong đó sữa bột tuy có sản lượng sản xuất thấp nhưng lại chiếm đến 45% (2019).

Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng cho đời sống kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước thay thế các mặt hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Bên cạnh đó, ngành đã có nhiều đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm đời sống nhân dân và ổn định tình hình xã hội, trở thành một mắt xích quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam.Về cơ cấu sản phẩm, sản phẩm từ ngành sữa khá đa dạng và phong phú.

Hình 2.4: Cơ cấu sản phẩm chủ yếu ngành sữa Việt Nam 2018

c. Yêu cầu về chất lượng

Các doanh nghiệp lớn, có thương hiệu và hệ thống chế biến hiện đại trong ngành đã và đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO. Năm 1999, VINAMILK đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 và hiện đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Công ty TNHH TP & NGK Dutch Lady Việt Nam (nay là Công ty FrieslandCampina Việt Nam) nhận chứng chỉ ISO 9001 năm 2000 và chứng chỉ HACCP năm 2002. Công ty CP sữa Hà Nội nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 và chứng chỉ HACCP năm 2004. Đến nay, một số Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo tiêu chuẩn ISO 22.000.

Hệ thống chất lượng ISO & HACCP là những tiêu chuẩn quốc tế chuẩn mực được áp dụng phổ biến hiện nay trên toàn thế giới cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Các tiêu chuẩn này thể hiện khả năng sản xuất và cung cấp các sản phẩm có chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất cho người sử dụng. HACCP còn được xem là tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm.

Chất lượng sản phẩm được các Công ty quan tâm ngay từ khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào. Với nguyên liệu sữa bột, các doanh nghiệp thường lựa chọn nhà cung cấp nguyên

liệu là những nhà cung cấp hàng đầu, có uy tín trên thế giới. Với nguồn nguyên liệu sữa tươi, chất lượng sữa được kiểm tra ngay tại các hộ chăn nuôi và các đại lý trung chuyển sữa, áp dụng chế độ thưởng vào giá thu mua sữa cho các hộ có sữa chất lượng tốt.

Toàn bộ các công đoạn sản xuất sữa được kiểm soát bởi đội ngũ kỹ sư và các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mọi sản phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý chất lượng ISO. Các lô sản phẩm được kiểm tra đầy đủ các chỉ tiêu vi sinh, hoá lý từ nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm song song với việc lấy mẫu lưu. Hệ thống phòng thí nghiệm vi sinh, hoá lý có đủ các thiết bị để phân tích các chỉ tiêu và kiểm tra các thông số quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, vẫn còn các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, với nhà xưởng chật chội và thiết bị đóng gói đơn giản, đã nhập sữa bột (thành phẩm và bán thành phẩm) về đóng gói và bán trong khi không bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm không được kiểm tra, kiểm soát.

Một phần của tài liệu THIẾT kế môn học QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG tìm HIỂU về CHUỖI CUNG ỨNG mặt HÀNG sữa (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w