Thực trạng ngành sữa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu THIẾT kế môn học QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG tìm HIỂU về CHUỖI CUNG ỨNG mặt HÀNG sữa (Trang 36 - 41)

Hiện nay, toàn ngành sữa có 72 doanh nghiệp sản xuất sữa. Tổng năng lực sản xuất sữa đạt 796.2 triệu hộp sữa đặc có đường, 101,5 nghìn tấn sữa bột, 778.3 triệu lít sữa thanh trùng và tiệt trùng, 105.8 triệu lít sữa chua trong 1 năm. Bên cạnh đó dựa trên số liệu ngày 1/10/2018, ông Tổng Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) cho biết sản lượng đàn bò của Việt Nam đạt 294,38 ngàn con. Dự tính đến năm 2020 sẽ tăng lên con số 405.000 con và cho sản lượng 1,2 triệu tấn sữa tươi/năm.

(Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành sữa 2020)

Sản phẩm sữa của Việt Nam có sự đa dạng về chủng loại với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp khác nhau.

Hình 2.1: Thị phần sữa theo hãng của Việt Nam từ năm 2017

(Nguồn: Stoxplus)

Về phân bổ địa bàn chế biến, theo quy hoạch ngành sữa 2020, ngành công nghiệp sữa nước ta vẫn được tập trung sản xuất chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ với tổng công suất là 2.624 triệu lít/năm, theo sau là Đồng bằng sông Hồng với 1.225 triệu lít/ năm.

Hình 2.2: Công suất sản xuất sữa theo từng vùng (Triệu lít/năm)

(Nguồn: Quy hoạch ngành sữa 2020)

Sau khi chạm mốc 95.000 tỷ đồng vào cuối năm 2016, doanh thu toàn ngành sữa trong nước đã vượt 100.000 tỷ đồng vào cuối năm 2017, với mức tăng trưởng gần 10%. Đến năm 2018, tổng doanh thu đạt ước 109.000 tỷ đồng, mức tăng trưởng đạt 9% so với năm 2017 và chạm 121.000 tỷ đồng vào cuối năm 2019, tăng 8.9% so với năm 2018. SSI Research dự báo ngành sữa tiếp tục tăng trưởng một chữ số trong năm 2020. Tốc độ tăng trưởng kép CAGR của ngành sữa trong giai đoạn 2015-2019 là 7,1%.

Theo dữ liệu 2019, lượng tiêu thụ sữa uống và sữa chua tăng trưởng vượt trội (tăng 9,9% và tăng 11,6% theo sản lượng), trong khi sữa bột và sữa đặc tăng trưởng tương tự như kết quả của Nielsen (chỉ tăng 2,1% và 2,7%). Riêng sữa công thức cho trẻ sơ sinh trở nên ít được ưa chuộng hơn, do chiến dịch quảng bá rộng rãi nuôi con bằng sữa mẹ. Trong khi đó, có rất nhiều lựa chọn thay thế cho trẻ lớn hơn, như sữa tươi hay các loại sữa hạt, ngũ cốc, cháo tươi, và các loại khác.

Trong năm 2019, chi nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa lên tới 1,048 tỷ USD, tăng 8,7% so với mức 964 triệu USD của năm 2018. Hiện nay, thị trường nhập khẩu sữa và các sản

phẩm từ sữa của Việt Nam chủ yếu từ các nước New Zealand, EU và một số nước khác như Singapore, Thái Lan, Australia, Đức, Mỹ, Pháp.

N

gh

ìn

tỷ

DOANH THU NGÀNH SỮA VIỆT NAM 2015-2019 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 Doanh thu

Hình 2.3: Doanh thu ngành sữa Việt Nam từng năm giai đoạn 2015-2019

(Nguồn: Euromonitor International)

Tuy nhiên nhập khẩu sữa ngày càng có xu hướng giảm. Do sự phát triển nhanh và mạnh của ngành chăn nuôi bò sữa trong nước, Việt Nam đang giảm bớt phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sữa ngoại nhập.

Xuất khẩu các sản phẩm sữa ngày càng tăng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sữa đạt 149,18 triệu USD, tăng 24,09% so với cùng kỳ năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu sữa sang hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam

Sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam đã xuất khẩu (XK) sang 46 thị trường; trong đó, Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Malaysia được đánh giá là các thị trường tiềm năng vì hàng năm nhập khẩu từ 22 - 23 triệu tấn sữa quy đổi, chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu nhập khẩu của toàn thế giới. Riêng Indonesia, Philippines và Malaysia có nhu cầu nhập khẩu sữa tương ứng thứ 5, thứ 7 và thứ 8 trên toàn thế giới mà 3 nước này lại nằm trong khối ASEAN, nên khi Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này sẽ được lợi thế từ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN với thuế 0%.

(Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam)

Một phần của tài liệu THIẾT kế môn học QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG tìm HIỂU về CHUỖI CUNG ỨNG mặt HÀNG sữa (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w