Ưu, nhược điểm

Một phần của tài liệu THIẾT kế môn học QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG tìm HIỂU về CHUỖI CUNG ỨNG mặt HÀNG sữa (Trang 33)

a. Ưu điểm:

- Ít tốn công chăm sóc do có hệ thống chạy nước tự động, không cần làm cỏ, làm tơi đất, chỉ cần kiểm tra dinh dưỡng mỗi ngày

- Nhờ có thông số rõ ràng về tiêu chuẩn nước, chất dinh dưỡng, trồng không đất nên không có sâu bệnh, không có thuốc hóa học nên dễ dàng kiểm soát bệnh tật

- Cung cấp cho khách hàng lượng rau sạch, an toàn và chất lượng cao

- Giảm bớt các chi phí về nhân công: Do sử dụng các kĩ thuật công nghệ hiện đại

- Các mắt xích trong chuỗi cung ứng tinh gọn, đơn giản và liên kết với nhau chặt chẽ

- Thị trường tiêu thụ lớn: do có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, dễ dàng vận chuyển đến các thành phố lớn

- Nhờ vào việc kí hợp đồng thường xuyên với một nhà cung cấp đã giúp cho chuỗi cung ứng được hoạt động liên tục

b. Nhược điểm

- Các cơ sở vật chất cho các điểm sơ chế, đóng gói, bảo quản vẫn còn chật hẹp

- Chi phí đầu tư ban đầu khá cao

- Cần phải có hiểu biết về kỹ thuật và 1 số công nghệ trồng

- Vào mùa mưa, ẩm nhiều và đọng nước thì dễ bị bệnh.

1.3.2. Kết luận

Hoạt động chuỗi cung ứng rau thuỷ canh ở ĐBSCL đang được hoạt động rất tốt và liên tục. Tuy nhiên việc giải quyết các vấn đề còn tồn đọng khá quan trọng. Do còn vài hạn chế trong tính linh hoạt của chuỗi cung ứng khi cầu cao nhưng cung thấp, điều này đã gây ra thiếu hụt hàng hoá, làm cho doanh nghiệp tổn thất về lợi nhuận đáng phải có. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất nên tăng cường mở rộng quy mô để có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Đồng thời các mắt xích trong chuỗi cung ứng cần liên kết chặt chẽ hơn nữa nhằm giúp chuỗi cung ứng được hoàn thiện và phát triển hơn.

Song song với sự tăng trưởng sản lượng rau, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hàng ngày trên phương tiện thông tin đại chúng cho thấy nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra do ăn rau có chứa dư lượng độc chất cao. Ngày nay, chỉ ở một vài thành phố của ĐBSCL như Cần Thơ, An Giang, Mỹ Tho,… mới có một vài cửa hàng rau an toàn, tuy nhiên, trong thực tế số lượng rau rất giới hạn. Người tiêu dùng muốn rau an toàn nhưng thiếu niềm tin về sản phẩm rau bán trong cửa hàng. Làm thế nào để người tiêu dùng trong nước yên tâm ăn rau thì lúc đó rau Việt Nam mới có thể xuất khẩu được. Đây là một trong những vấn đề thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng phải giải quyết.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG SỮA 2.1. Thu thập thông tin ngành hàng sữa

2.1.1. Thực trạng ngành công nghiệp sữa thế giới

Sữa là một phần quan trọng trong chuỗi thực phẩm mà con người sử dụng hàng ngày. Với sự hiện diện rộng rãi trong các mặt hàng thực phẩm khác nhau, sữa được coi là một mô hình thu nhỏ của ngành công nghiệp thực phẩm, khi xu hướng ăn uống của người sử dụng sữa phần lớn cũng tác động tới các loại thực phẩm khác.

Tại các nước đang phát triển, lượng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa cũng được dự báo sẽ tăng nhờ thu nhập của người dân cao hơn, dân số phát triển mạnh và chế độ ăn uống ngày càng toàn cầu hóa. Ngoài ra, việc quy trình sản xuất sữa ngày càng hiệu quả và ổn định tại các nền kinh tế đang phát triển cũng góp phần hỗ trợ tích cực tới đà tăng trưởng của ngành chế biến sữa tại những thị trường này.

Ở các nước phát triển, hầu hết sữa sản xuất ra đều được chế biến thành phô mai, bơ, sữa bột gầy và sữa bột nguyên kem. Châu Á là thị trường tiêu thụ sữa chủ lực và khu vực này cũng quyết định diễn biến của thị trường sữa toàn cầu trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan là những thị trường sữa hàng đầu trong khu vực này, với tốc độ tăng trưởng sản lượng sữa chủ yếu từ Ấn Độ và Pakistan. Mặt khác, Mỹ- một thị trường sữa lớn khác- cũng đang phục hồi sau thời kỳ khan hiếm nguồn cung sữa do hạn hán kéo dài.

Đáng chú ý, các sản phẩm sữa không đường dự kiến sẽ đóng vai trò thúc đẩy đà tăng trưởng thị trường sữa trong những năm tới. Tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, tỷ lệ dân số không sử dụng sữa có đường tương ứng là hơn 5%, 10% và 90%. Tại những thị trường này, các sản phẩm sữa không chứa đường đang ngày càng phổ biến rộng rãi, bởi theo đa số người dân, các sản phẩm không chứa đường hoặc có hàm lượng đường thấp được coi là tốt cho sức khỏe.

Tổng sản lượng sữa của bảy thị trường xuất khẩu sữa hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), New Zealand, Australia, Brazil, Argentina và Uruguay dự kiến sẽ tăng 0,8% vào đầu năm 2020.

2.1.2. Thực trạng ngành sữa tại Việt Nam

Hiện nay, toàn ngành sữa có 72 doanh nghiệp sản xuất sữa. Tổng năng lực sản xuất sữa đạt 796.2 triệu hộp sữa đặc có đường, 101,5 nghìn tấn sữa bột, 778.3 triệu lít sữa thanh trùng và tiệt trùng, 105.8 triệu lít sữa chua trong 1 năm. Bên cạnh đó dựa trên số liệu ngày 1/10/2018, ông Tổng Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) cho biết sản lượng đàn bò của Việt Nam đạt 294,38 ngàn con. Dự tính đến năm 2020 sẽ tăng lên con số 405.000 con và cho sản lượng 1,2 triệu tấn sữa tươi/năm.

(Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành sữa 2020)

Sản phẩm sữa của Việt Nam có sự đa dạng về chủng loại với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp khác nhau.

Hình 2.1: Thị phần sữa theo hãng của Việt Nam từ năm 2017

(Nguồn: Stoxplus)

Về phân bổ địa bàn chế biến, theo quy hoạch ngành sữa 2020, ngành công nghiệp sữa nước ta vẫn được tập trung sản xuất chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ với tổng công suất là 2.624 triệu lít/năm, theo sau là Đồng bằng sông Hồng với 1.225 triệu lít/ năm.

Hình 2.2: Công suất sản xuất sữa theo từng vùng (Triệu lít/năm)

(Nguồn: Quy hoạch ngành sữa 2020)

Sau khi chạm mốc 95.000 tỷ đồng vào cuối năm 2016, doanh thu toàn ngành sữa trong nước đã vượt 100.000 tỷ đồng vào cuối năm 2017, với mức tăng trưởng gần 10%. Đến năm 2018, tổng doanh thu đạt ước 109.000 tỷ đồng, mức tăng trưởng đạt 9% so với năm 2017 và chạm 121.000 tỷ đồng vào cuối năm 2019, tăng 8.9% so với năm 2018. SSI Research dự báo ngành sữa tiếp tục tăng trưởng một chữ số trong năm 2020. Tốc độ tăng trưởng kép CAGR của ngành sữa trong giai đoạn 2015-2019 là 7,1%.

Theo dữ liệu 2019, lượng tiêu thụ sữa uống và sữa chua tăng trưởng vượt trội (tăng 9,9% và tăng 11,6% theo sản lượng), trong khi sữa bột và sữa đặc tăng trưởng tương tự như kết quả của Nielsen (chỉ tăng 2,1% và 2,7%). Riêng sữa công thức cho trẻ sơ sinh trở nên ít được ưa chuộng hơn, do chiến dịch quảng bá rộng rãi nuôi con bằng sữa mẹ. Trong khi đó, có rất nhiều lựa chọn thay thế cho trẻ lớn hơn, như sữa tươi hay các loại sữa hạt, ngũ cốc, cháo tươi, và các loại khác.

Trong năm 2019, chi nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa lên tới 1,048 tỷ USD, tăng 8,7% so với mức 964 triệu USD của năm 2018. Hiện nay, thị trường nhập khẩu sữa và các sản

phẩm từ sữa của Việt Nam chủ yếu từ các nước New Zealand, EU và một số nước khác như Singapore, Thái Lan, Australia, Đức, Mỹ, Pháp.

N

gh

ìn

tỷ

DOANH THU NGÀNH SỮA VIỆT NAM 2015-2019 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 Doanh thu

Hình 2.3: Doanh thu ngành sữa Việt Nam từng năm giai đoạn 2015-2019

(Nguồn: Euromonitor International)

Tuy nhiên nhập khẩu sữa ngày càng có xu hướng giảm. Do sự phát triển nhanh và mạnh của ngành chăn nuôi bò sữa trong nước, Việt Nam đang giảm bớt phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sữa ngoại nhập.

Xuất khẩu các sản phẩm sữa ngày càng tăng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sữa đạt 149,18 triệu USD, tăng 24,09% so với cùng kỳ năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu sữa sang hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam

Sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam đã xuất khẩu (XK) sang 46 thị trường; trong đó, Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Malaysia được đánh giá là các thị trường tiềm năng vì hàng năm nhập khẩu từ 22 - 23 triệu tấn sữa quy đổi, chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu nhập khẩu của toàn thế giới. Riêng Indonesia, Philippines và Malaysia có nhu cầu nhập khẩu sữa tương ứng thứ 5, thứ 7 và thứ 8 trên toàn thế giới mà 3 nước này lại nằm trong khối ASEAN, nên khi Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này sẽ được lợi thế từ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN với thuế 0%.

(Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam)

2.1.3. Vị thế ngành hàng sữa của Việt Nam so với thế giới a. Vị trí của ngành trong nền kinh tế Việt Nam giới a. Vị trí của ngành trong nền kinh tế Việt Nam

Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng cho đời sống kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước thay thế các mặt hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Bên cạnh đó, ngành đã có nhiều đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm đời sống nhân dân và ổn định tình hình xã hội, trở thành một mắt xích quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam.

Do thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, nên dù trong những năm kinh doanh ảm đạm của các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp ngành sữa vẫn giữ tăng trưởng mạnh với mức 2 con số. Trong những năm tới, việc dân số tăng, thu nhập người dân tăng kéo theo chi tiêu nhiều hơn, và những quan tâm ngày một nhiều của người Việt Nam về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, ngành sữa được kỳ vọng sẽ còn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này. Ngành sữa Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển và đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước chú trọng.

Tuy nhiên, sự phát triển của ngành hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của thị trường trong nước bởi hiện nay nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm trong ngành vẫn còn rất lớn.

b. Độ đa dạng chủng loại

Trong số các ngành hàng tiêu dùng nhanh, ngành hàng sữa, bao gồm sữa bột và sữa tươi, cũng đang chứng tỏ là một ngành tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu ở mức 2 con số. Và theo xu hướng chung của thị trường thế giới thì ngành sữa Việt Nam vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng. Có thể nói, thị trường sữa đang có những bước phát triển nhanh chưa từng thấy trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Nhóm hàng sữa đã đóng góp 13% trong tổng doanh thu ngành hàng tiêu dùng. Nhưng, số lợi nhuận khổng lồ từ ngành sữa mang lại hiện đang phải chia thị phần cho các hãng sữa ngoại và các nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài.

Nếu như trước đây, nhìn vào các quầy kệ bán sữa bột trong siêu thị, dễ nhận thấy sự thống lĩnh của sữa ngoại dù giá liên tục tăng nhờ ưu thế về thương hiệu và nguồn lực. Nhưng vài năm gần đây, khoảng cách này được giảm đáng kể, nhiều hãng sữa nội trong nước đang giữ mức tiêu thụ tốt.

Theo EMI, hai mảng chính dẫn dắt sự tăng trưởng của ngành sữa Việt Nam là sữa nước và sữa bột với gần 75% tổng giá trị thị trường, trong đó sữa bột tuy có sản lượng sản xuất thấp nhưng lại chiếm đến 45% (2019).

Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng cho đời sống kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước thay thế các mặt hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Bên cạnh đó, ngành đã có nhiều đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm đời sống nhân dân và ổn định tình hình xã hội, trở thành một mắt xích quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam.Về cơ cấu sản phẩm, sản phẩm từ ngành sữa khá đa dạng và phong phú.

Hình 2.4: Cơ cấu sản phẩm chủ yếu ngành sữa Việt Nam 2018

c. Yêu cầu về chất lượng

Các doanh nghiệp lớn, có thương hiệu và hệ thống chế biến hiện đại trong ngành đã và đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO. Năm 1999, VINAMILK đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 và hiện đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Công ty TNHH TP & NGK Dutch Lady Việt Nam (nay là Công ty FrieslandCampina Việt Nam) nhận chứng chỉ ISO 9001 năm 2000 và chứng chỉ HACCP năm 2002. Công ty CP sữa Hà Nội nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 và chứng chỉ HACCP năm 2004. Đến nay, một số Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo tiêu chuẩn ISO 22.000.

Hệ thống chất lượng ISO & HACCP là những tiêu chuẩn quốc tế chuẩn mực được áp dụng phổ biến hiện nay trên toàn thế giới cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Các tiêu chuẩn này thể hiện khả năng sản xuất và cung cấp các sản phẩm có chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất cho người sử dụng. HACCP còn được xem là tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm.

Chất lượng sản phẩm được các Công ty quan tâm ngay từ khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào. Với nguyên liệu sữa bột, các doanh nghiệp thường lựa chọn nhà cung cấp nguyên

liệu là những nhà cung cấp hàng đầu, có uy tín trên thế giới. Với nguồn nguyên liệu sữa tươi, chất lượng sữa được kiểm tra ngay tại các hộ chăn nuôi và các đại lý trung chuyển sữa, áp dụng chế độ thưởng vào giá thu mua sữa cho các hộ có sữa chất lượng tốt.

Toàn bộ các công đoạn sản xuất sữa được kiểm soát bởi đội ngũ kỹ sư và các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mọi sản phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý chất lượng ISO. Các lô sản phẩm được kiểm tra đầy đủ các chỉ tiêu vi sinh, hoá lý từ nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm song song với việc lấy mẫu lưu. Hệ thống phòng thí nghiệm vi sinh, hoá lý có đủ các thiết bị để phân tích các chỉ tiêu và kiểm tra các thông số quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, vẫn còn các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, với nhà xưởng chật chội và thiết bị đóng gói đơn giản, đã nhập sữa bột (thành phẩm và bán thành phẩm) về đóng gói và bán trong khi không bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm không được kiểm tra, kiểm soát.

2.1.4. Quy trình bảo quản

Theo Hiệp hội sữa, ở Việt Nam có khoảng 20 - 30% sữa tươi nguyên liệu không đáp ứng được tiêu chuẩn do các vấn đề kỹ thuật trong khâu bảo quản và vận chuyển sau khi vắt sữa. Việc bảo quản sữa trong trang trại và khoảng cách địa lý giữa nơi cung cấp sản phẩm và người tiêu dùng đã giúp vi khuẩn có cơ hội thích nghi và phát triển trong chất lỏng bổ dưỡng này. Do đó, ngành sữa cần phải có một hệ thống bảo quản sữa tươi nguyên liệu hiệu quả và

Một phần của tài liệu THIẾT kế môn học QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG tìm HIỂU về CHUỖI CUNG ỨNG mặt HÀNG sữa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w