Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)

7. Kết cấu của luận án

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

* Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu thứ nhất:

- Câu hỏi: Thực trạng các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT trong xây dựng công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay ?

- Giả thuyết: Để hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ tại Việt Nam, các quy định pháp luật được ban hành hướng tới bảo đảm quyền và lợi ích hài hòa giữa nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án, Nhà nước và người dân để đảm bảo mục tiêu quản lý, phát triển hệ thống giao thông đường bộ, phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, phục vụ an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Các quy định pháp luật ban hành cẩn phải chú trọng đến cả 03 đối tượng có liên quan và bị ảnh hưởng bới dự án BOT giao thông đường bộ, cần quy định rõ về cơ

Nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật và các tài

liệu trong nước Nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm nước ngoài về dự án

BOT giao thông đường bộ

Lấy ý kiến tham vấn của các chuyên gia

Đánh giá thực trạng thể chế pháp lý điều chỉnh dự án BOT giao thông đường bộ

- Phân tích thực trạng các dự án BOT giao thông đường

bộ

- Đánh giá những tồn tại và hạn chế của thể chế pháp lý ảnh hưởng đến dự án BOT

giao thông đường bộ

Đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý điều chỉnh dự án BOT giao thông đường bộ

Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng BOT

giao thông đường bộ

- Khung chính sách, pháp luật đối với dự án BOT - Thực trạng thể chế pháp lý về BOT giao BOT giao thông đường bộ thông đường bộ - Những vấn đề đặt ra để hoàn thiện thể chế pháp lý điều chỉnh dự án

Dự án BOT giao thông đường bộ

- Vai trò của dự án BOT giao thông đường bộ - Thực trạng dự án BOT

giao thông đường bộ - Quy trình thực hiện dự án BOT - Nguồn lực và các hoạt động của dự án BOT đường bộ Thực hiện mục tiêu phát triển dự án BOT giao

thông đường bộ

- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân vào dự án BOT GTĐB

- Tăng hiệu quả thực hiện các dự án BOT GTĐB - Đảm bảo dự án BOT giao thông đường bộ hoạt động đúng định hướng, đúng pháp luật, được sự đồng thuận từ mọi phía (nhà nước, chủ đầu tư, người dân).

chế tham vấn cộng đồng, bổ sung các quy định nhằm bảo đảm lợi ích của những người sử dụng dịch vụ, các quy định về đảm bảo chất lượng công trình, thanh tra kiểm tra đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đồng thời cần phải quy định các biện pháp bảo đảm của nhà nước để bù đắp những rủi ro mà nhà đầu tư có thể phải gánh chịu; các chế tài được áp dụng phải đủ mạnh để có thể ngăn ngừa vi phạm xảy ra, đồng thời trừng phạt nghiêm khắc đối với chủ thể vi phạm.

* Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu thứ hai:

- Câu hỏi: Hệ thống pháp luật hiện tại của Việt Nam ảnh hưởng đến việc thực hiện các hợp đồng BOT như thế nào ?

- Giả thuyết: Để hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ tại Việt Nam, các quy định pháp luật được ban hành hướng tới bảo đảm quyền và lợi ích cho các chủ thể nào? Trong quan hệ hợp đồng này Nhà nước có quyền can thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính hay không? Nhà đầu tư cần đáp ứng điều kiện theo quy định là có thể tham gia dự thầu dự án BOT giao thông; Nhà nước có cần hỗ trợ về mặt tài chính cũng như các biện pháp bảo đảm đầu tư để chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư không, để nhà đầu tư không phải gánh chịu mọi rủi ro; Có cần các quy định pháp luật nhằm bảo đảm lợi ích của người sử dụng dịch vụ hay không vì đây là quan hệ được xác lập thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.

* Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu thứ ba:

- Câu hỏi: Những vấn đề đặt ra của pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT trong xây dựng công trình giao thông đường bộ ?

- Giả thuyết: Để hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư dưới dạng hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ ở Việt Nam, các quy định pháp luật được ban hành cần phản ánh đúng bản chất của quan hệ đầu tư công - tư; Quy định rõ ràng về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ này, cụ thể hóa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết, thực hiện hợp đồng là cơ quan nào, nhà đầu tư trong quan hệ này phải thỏa mãn những điều kiện nào để được tham gia; Quy định chi tiết về quyền hạn, trách nhiệm, năng lực của các bên khi liên quan đến dạng hợp đồng.

* Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu thứ tư:

- Câu hỏi: Kinh nghiệm quốc tế nào về hợp đồng BOT phù hợp để áp dụng tại Việt Nam ?

- Giả thuyết: Để áp dụng kinh nghiệm quốc tế về hợp đồng BOT vào Việt Nam cần xác định rõ kinh nghiệm của các nước bao gồm cả kinh nghiệm của các nước thành công cũng như kinh nghiệm của các nước chưa đạt được thành quả như mong đợi, xem xét tổng thể trên khía cạnh pháp luật cũng như khía cạnh về bối cảnh, thực trạng thực hiện hợp đồng BOT của từng quốc gia, so sánh, đối chiếu với

điều kiện thực tế và hiện trạng pháp luật tại Việt Nam để xác định mức độ cần thiết và phù hợp của kinh nghiệm quốc tế.

* Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu thứ năm:

- Câu hỏi: Giải pháp nào để hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT giao thông đường bộ ?

- Giả thuyết: trên cơ sở nguyên tắc, mục tiêu, phương hướng, định hướng và các yêu cầu cơ bản định hướng hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật hợp đồng BOT về giao thông đường bộ, đưa ra các nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật, thực thi pháp luật, chú trọng đến các quy định về nguyên tắc và chế định của hợp đồng BOT, chủ thể hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả, Công khai kết quả thực hiện pháp luật hợp đồng BOT giao thông đường bộ, tăng cường giáo dục pháp luật và nâng cao trình độ đội ngũ thừa hành, nghiên cứu, tổng kết, đánh giá chuyên sâu việc thực hiện hợp đồng giao thông đường bộ.

Kết luận chương 1

Tại chương 1, tác giả đã tổng quan về tình hình nghiên cứu về đầu tư theo hình thức đối tác công tư nói chung và về hợp đồng BOT nói riêng. Các công trình nghiên cứu của các học giả đã đề cập, phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư tại Việt Nam và một số quốc gia điển hình trên thế giới, rút ra được bài học kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam về điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng BOT. Các công trình nghiên cứu đã cung cấp bức tranh tổng quát về BOT, PPP trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, phân tích lý thuyết về khái niệm, đặc điểm, các yếu tố tác động, đánh giá những thành công và thất bại trong quá trình thực hiện mô hình PPP và dự án BOT. Các nghiên cứu cũng đã cho thấy sự không rõ ràng về sở hữu và hạn chế trong hệ thống pháp luật là nguồn gốc của rủi ro, do vậy các nền kinh tế chuyển đổi cần xây dựng một thể chế kinh tế minh bạch. Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu cân nhắc đầy đủ các yếu tố trong hệ thống pháp lý (quy hoạch dự án, thiết lập khung chính sách, bộ máy quản lý, giám sát, đánh giá) cũng như tác động nhiều chiều của hệ thông pháp luật đối với các dự án BOT trong giao thông đường bộ.

Trên cơ sở các nghiên cứu trên, tác giả luận án đã xây dựng định hướng nghiên cứu, xác định các vấn đề cần làm rõ bao gồm: yếu tố ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT; Tiếp tục nghiên cứu xây dựng hệ thống hóa các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý điều chỉnh hợp đồng BOT trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng xác định được cho mình khung lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đây là những căn cứ quan trọng để tác giả triển khai nghiên cứu, xây dựng luận án.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG BOT VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BOT TRONG CÁC DỰ ÁN VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Một phần của tài liệu Luận án hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)